Sách Kinh Tế Tri Thức

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPCD nêu ra
    "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và
    sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển
    kinh tế, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống". Sau đó, năm 2003
    chương trình "Tri thức vì sự phát triển" đã đưa ra một khái niệm rộng
    hơn: "Là nền kinh tế sử dụng một cách hiệu quả tri thức cho sự phát
    triển KT-XH. Điều này bao gồm việc chuyển giao, cải tiến công nghệ nước
    ngoài cũng như sự thích hợp hoá và sáng tạo hoá các tri thức cho những
    nhu cầu riêng biệt". Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu - Trưởng ban Công
    nghệ thông tin thì "Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản
    sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định đối với sự
    phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống".


    Như vậy, kinh tế tri thức là lực lượng sản xuất của thế kỷ 21. Đặc
    trưng của nền kinh tế tri thức là thị trường chất xám. Trong đó, con
    người là vốn quý nhất. Tri thức là yếu tố quyết định của sản xuất, sáng
    tạo đổi mới là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Công nghệ mới trở
    thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất, chất
    lượng, công nghệ thông tin được ứng dụng một cách rộng rãi. Muốn nâng
    cao năng suất lao động xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm phải có tri
    thức, phải làm chủ được tri thức, phải biết vận dụng, quản lý tri thức
    mới có thể cạnh tranh và đồng thời đảm bảo phát triển bền vững.
     
Đang tải...