Tiểu Luận Kinh tế tri thức với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN A: MỞ ĐẦU



    Kinh tế tri thức đề tài được nhiều cuộc hội thảo quốc tế nhiều công trình nghiên cứu quan tâm. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ hiện đại đã làm biến đổi sâu sắc nền kinh tế thế giới tạo ra một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của loài người.

    Sự xuất hiện vận động và phát triển của nền kinh tế tri thức đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà lãnh đạo và các giới khoa học trên thế giới.Việt Nam cũng vậy: Kinh tế tri thức đặt trong chiến lược phát triển chung của đất nước. Ngày 19.5.2000, tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19.5.1890 - 19.5.2000 ) Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nêu rõ: " Trong thời đại cách mạng thông tin hiện nay, chúng ta không có sự lựa chọn nào khác là phải tiếp cận nhanh chóng với tri thức và công nghệ mới nhất của thời đại để hiện đại hoá nền kinh tế, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng hướng, từng bước hình thành nền kinh tế trí thức, có năng lực cạnh tranh với giá trị gia tăng ngày càng cao " (1).

    Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần IX, trong phần: " Phát triển kinh tế " nêu lên từng bước phát triển kinh tế tri thức, " Con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có thể nhảy vọt, phát huy lợi thế của đất nước, tập trung mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tưụ về công nghệ và khoa học, từng bước phát triển kinh tế tri thức "(2). Trong chiến lựơc phát triển kinh tế xã hội 2000- 2001 Đảng ta nêu rõ quan điểm : " Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá ngay từ đầu và trong suốt giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển kinh tế tri thức. "(3)

    Kinh tế tri thức là vấn đề mới mẻ và đầy nhạy cảm. Đây là bước ngoặt có tính lịch sử và trọng đại. Nền Kinh tế công nghiệp chuyển sang Kinh tế tri thức ( Kinh tế hậu cần công nghiệp ) văn minh loài người chuyển sang văn minh trí tuệ.

    Do tính bức xúc và mới mẻ của nền Kinh tế tri thức. Sau khi nghiên cứu học phần triết học, để vận dụng kiến thức được học tập và nghiên cứu cụ thể, tôi chọn đề tài: "Kinh tế tri thức với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta".


    PHẦN B. NỘI DUNG



    I. Kinh tế tri thức bước phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất


    1. Sự phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất

    Từ lịch sử văn minh nhân loại đến nay, nhìn từ góc độ tiến bộ kĩ thuật và lực lượng sản xuất phát triển, phát triển kinh tế có thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn Kinh tế sức lao động. Giai đoạn Kinh tế tài nguyên thiên nhiên và giai đoạn Kinh tế trí lực. Từng giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất, nền Kinh tế tri thức là sự phát triển tất yếu của lực lượng sản xuất: ta có thể phân tích 3 giai đoạn trên, để ta có thể thấy được nguyên lí của sự phát triển.

    a Giai đoạn Kinh tế sức lao động

    Giai đoạn này phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sự chiếm hữu về sự phân phối nguồn tài nguyên sức lao động. Do khoa học không phát triển, nên khả năng khai thác nguồn tài nguyên của nhân loại rất thấp. Đối với đại đa số nguồn tài nguyên mà nói thì vấn đề thiếu hụt hoàn toàn không nổi cộm lên một cách đột xuất: Ví dụ mãi đến thế kỷ XIX mọi người còn cho rằng rừng không thể phá hết được. Vì thế sức người là đối tượng chiếm đoạt chủ yếu, có sức người thì có thể khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế và có được của cải. Mục đích chiến tranh của Thành Cát Tư Hãn chủ yếu là cướp đoạt sức người còn hoạt động buôn bán nô lệ ở phương Tây thì kéo dài cho mãi đến thế kỷ thứ XIX mới chấm dứt. Kinh tế sức lao đông bắt đầu từ giai đoạn đầu của văn minh nhân loại, kéo dài liên tục mấy ngàn năm đến thế kỷ thứ XIX ( đến nay một số nước trên thế giới vẫn thuộc giai đoan Kinh tế sức lao động ) trong giai đoạn phát triển kinh tế này con người dùng kĩ thuật nguyên thuỷ, những công cụ lao động phổ thông như: cày, cuốc, dao,búa . và những công cụ giao thông như: xe ngựa, thuyền gỗ . phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào ngành sản xuất thứ nhất - Ngành công nghiệp -. Mặc dù trong mấy ngàn năm khoa học kinh tế có phát triển công cụ sản xuất không ngừng được cải tiến nhưng cho đến trước cách mạng công nghiệp thế kỷ thứ XIX trình độ sản xuất vẫn không hề thay đổi. Năng suất lao động thời kì này chủ yếu dựa vào sức người.

    Trong giai đoạn kinh tế sức lao động phân phối sản xuất tiến hành chủ yếu dựa vào chiếm hữu tài nguyên sức lao động. Mặc dù sự chiếm hữu đất đai có tác dụng chủ yếu đối với khu vực dân số ít như vùng duyên hải đông nam Trung Quốc, lưu vực Lưỡng Hà Ân Độ. Lưu vực sông Nin Ai Cập . Nhưng nhìn từ góc độ toàn thế giới phân phối sản xuất chủ yếu vẫn dựa vào tài nguyên sức lao động, hoặc thông qua nguồn tài nguyên sức lao động.

    Trong giai đoạn Kinh tế sức lao động cuộc sống của đại bộ phận dân nghèo họ không thể chống cự nổi những mất mát về kinh tế do thiên tai gây ra. Giáo dục không được phổ cập. Người mù chữ chiếm đại đa số, nhân tài không được phát huy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...