Luận Văn Kinh tế tri thức và sự ảnh hưởng đến nền kinh tế việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: KINH TẾ TRI THỨC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM


    MỞ ĐẦU​ 1. Lý do chọn đề tài
    Bước vào những năm cuối của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là các ngành kinh tế mới, các lĩnh vực quản lý kinh tế mới thì một nền kinh tế mới đã ra đời - kinh tế tri thức. Đây là một nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở đẩy nhanh sự phát triển của khoa học, công nghệ ở khắp các lĩnh vực như: Tin học, sinh học, vũ trụ, vật liệu, năng lượng, hải dương học, bảo vệ môi trường
    Nền kinh tế tri thức đem lại sự phát triển vượt bậc cho xã hội loài người. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chính sách phát triển kinh tế tri thức. “Bước sang thế kỷ XXI, tri thức sẽ trở thành yếu tố có sức sống nhất, quan trọng nhất trong các yết tố sản xuất, là hạt nhân kết nối, tổ chức lại và thúc đẩy đổi mới các yếu tố sản xuất khác” [7, Tr 8]. Đó là xu thế phát triển mới của thời đại.
    Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta phải dựa vào tri thức, theo con đường đi tắt, rút ngắn. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ: Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ một nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
    Đại hội IX đã khẳng định: “Phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm. Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự vừa có bước nhảy vọt”.
    Đại hội X, một lần nữa Đảng ta khẳng định: “ rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.
    Như vậy sự phát triển của nền kinh tế tri thức đóng một vai trò rất lớn vào
    sự phát triển kinh tế, góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, bắt kịp sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Nêu được một cách tổng quát những đặc điểm chung của nền kinh tế tri thức.
    - Chỉ ra được sự tiến bộ vượt bậc của nền kinh tế tri thức đối với nhân loại.
    - Quá trình tiến lên nền kinh tế tri thức ở Việt Nam là tất yếu, dựa trên những thuận lợi và khó khăn.
    - Bản thân nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
     
Đang tải...