Tiểu Luận Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    46 trang

    MỤC LỤC

    Trang

    Lời mở đầu 1

    ChươngI: Quá trình hình thành nền kinh tế tri thức 2

    I. Vai trò của tri thức đối với phát triển kinh tế xã hội 2

    II. Những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của nền kinh tế tri thức 5

    ChươngII: Nền kinh tế tri thức 8

    I. Nền kinh tế tri thức là gì? 8

    1.Khái niệm 9

    2. So sánh khái quát các thời kỳ kinh tế 10

    II. Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức 11

    1. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế 11

    2. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp 12

    3. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi 14

    4. Vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức 15

    5. Sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất 16

    thúc đẩy sự phát triển

    6. Kinh tế tri thức tạo ra quan niệm mới về thị trường 17

    7. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa 18

    III. Nền kinh tế tri thức trong tương lai 18

    Chương III: Nền kinh tế tri thức với công cuộc Công 20

    nghiệp hóa - Hiện đại hóa nước ta

    I. Thời cơ và thách thức 20

    1. Thời cơ 22

    2. Thách thức 25

    II. Kinh tế tri thức với chiến lược phát triển của Việt Nam 28

    III. Giải pháp chủ yếu cho một chiến lược kinh tế dựa vào tri 31

    thức

    1. Đổi mới cơ chế quản lý 31

    2. Phát triển nguồn nhân lực 32

    3. Tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia 34

    4. Cải cách hành chính và tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới

    Kết luận 34

    Mục lục 35

    Tài liệu tham khảo 36


    LỜI MỞ ĐẦU

    Thời đại chúng ta đã bước sang một trang mới với những thành tựu quan trọng có tính chất đột phá trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ Vì vậy, nhiều người cho rằng nhân loại đang bước vào giai đoạn mới: giai đoạn của nền kinh tế tri thức.

    Tại Việt Nam, thuật ngữ "kinh tế tri thức" tuy mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng thu hút được rất nhiều sự quan tâm của công chúng, giới nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách. Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ IX đã nêu rõ: "Phát triển những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức." Để hiểu rõ hơn về nền kinh tri thức và khả năng thực hiện kinh tế tri thức ở Việt Nam, hội thảo toàn quốc với chủ đề "Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam "là hội thảo khoa học đầu tiên về vấn đề này do Ban khoa giáo Trung ương - Bộ Khoa học công nghệ và môi trường - Bộ Ngoại giao kết hợp tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 21 và 22/6/2000. Từ đó đến nay đã có một số hội thảo tiếp tục với những phạm vi khác nhau, một số bài viết trên các tạp chí khoa học, một số tài liệu nước ngoài cũng đang được các cơ quan tiến hành lựa chọn và dịch ra tiếng Việt

    Mong muốn tìm hiểu, học hỏi, mở rộng tri thức và nắm bắt xu thế mới của thế kỷ XXI em làm đề tài: Kinh tế tri thức với chiến lược phát triển của Việt Nam. Em mong muốn qua việc tự tìm tòi nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ của thầy cô đặc biệt là thầy Đỗ Hoàng Toàn em sẽ phần nào hiểu được vấn đề trên. Đề tài của em gồm ba chương:

    Chương I : Quá trình hình thành nền kinh tế tri thức

    ChươngII : Nền kinh tế tri thức

    Chương III : Nền kinh tế tri thức với công cuộc Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá nước ta



    CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC

    I. VAI TRÒ CỦA TRI THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

    Sự phát triển của tri thức gắn liền với lịch sử phát triển của loài người. Con người tạo ra tri thức và sử dụng tri thức để sống, để phát triển và để hoàn thiện cuộc sống của mình. Con người cần tri thức để nhận thức thế giới và để tác động lên thế giới (nhằm phát triển sản xuất làm ra của cải phục vụ cuộc sống con người). Nói gọn theo cách của Peter Drucker tri thức được dùng để sống (to being), rồi tiếp đó để làm (to doing). Và đến giai đoạn hiện nay, tri thức có thêm một chức năng mới, càng ngày càng rõ nét và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với kinh tế xã hội, đó là dùng tri thức để tạo tri thức (applying knowledge), chức năng mới này là nhân tố cơ bản làm nên bước chuyển biến tới nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...