Tiểu Luận Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tàiDo sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới, từ cuối những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, mạnh mẽ cả về cơ cấu, chức năng lẫn phương thức hoạt động. Đây thực sự là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại - nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
    Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế là tri thức và tiềm năng tạo ra tri thức, vì thế trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua gay gắt giữa các quốc gia để thu hút, chiếm hữu, khai thác nguồn lực trí tuệ. Mặc dù các nước phát triển có ưu thế hơn hẳn trong cuộc cạnh tranh này, nhưng kinh tế tri thức cũng tạo ra cơ hội cho các nước đang phát triển vươn lên, rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Cơ hội này sẽ trở thành hiện thực nếu họ biết nắm bắt, khai thác tiến bộ của khoa học – công nghệ, tri thức của nhân loại để phát huy nội lực, tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Nhận thức rõ điều đó, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã khẳng định “ tranh thủ ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức”. Đại hội Đảng lần thứ X tiếp tục khẳng định “đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức”.
    Để phát triển kinh tế tri thức, chúng ta không có cách nào khác là phải nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ lao động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - những người trực tiếp tham gia vào quá trình sáng chế ra những tiến bộ khoa học – công nghệ và tiếp thu, áp dụng những thành tựu khoa học – công nghệ hiện đại của thế giới vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Điều này đòi hỏi tất yếu phải tập trung phát triển vượt bậc nền giáo dục nước nhà, đặc biệt là giáo dục đại học vì nó trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực trình độ cao - lực lượng nòng cốt trong nền kinh tế tri thức. Bởi thế, Đại hội Đảng lần thứ X một lần nữa nhấn mạnh vai trò “quốc sách hàng đầu” của giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, và xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức”.
    Là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống xã hội, giáo dục đại học ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp phần đắc lực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, giáo dục đại học cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập về mặt lý luận cũng như thực tiễn, cần được khắc phục. Mặt khác, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi giáo dục đại học Việt Nam phải có sự đổi mới mạnh mẽ và toàn diện trong toàn bộ hoạt động giáo dục để có được lời giải hữu hiệu cho một câu hỏi tổng quát đầy hệ trọng là: Giáo dục đại học Việt Nam phải làm gì và làm như thế nào để tăng nhanh quy mô gắn với nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế tri thức? Đây thực sự là một vấn đề lớn, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần được luận giải thấu đáo. Để góp phần làm rõ vấn đề trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam”.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tàiThuật ngữ “Kinh tế tri thức” xuất hiện trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam chưa lâu, mới chỉ khoảng mười năm trở lại đây, song do tính chất quan trọng của vấn đề - một vấn đề có tính thời sự, thời đại và tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nước – kinh tế tri thức đã nhanh chóng trở thành vấn đề được các nhà khoa học quan tâm. Ở nước ta đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu tìm hiểu về kinh tế tri thức dưới những góc độ khác nhau và được trình bày dưới dạng các bài báo khoa học, sách hoặc đề tài nghiên cứu khoa học. Chẳng hạn, “Động lực cho kinh tế tri thức”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6/2003, của GS.VS Đặng Hữu; “Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với đội ngũ trí thức Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2004, của PGS,TS Đoàn Văn Khái; “Kinh tế sáng tạo”, Tạp chí Tia sáng, 4-12-2005, của Song Ca; “Tìm hiểu vấn đề “Đẩy mạnh công nghịêp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội X của Đảng”, Nxb Chính trị Quốc gia, 2007, của GS.TS Chu Văn Cấp; “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Cộng sản 21/2007, của GS. Vũ Đình Cự; “Quản lý tri thức trong nền kinh tế hiện đại”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, số 8/2007, của GS. Boris Mil’ner; “Một số thông tin bước đầu về xã hội tri thức”, nhiệm vụ cấp bộ, 2008, của PGS,TS Nguyễn Văn Dân; “Diện mạo và triển vọng của xã hội tri thức”, Nxb Khoa học xã hội, 2008, PGS,TS Nguyễn Văn Dân; .
    Về vấn đề giáo dục và giáo dục đại học, cũng có những công trình nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau xung quanh tình hình giáo dục nước ta hiện nay; việc đổi mới giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức. Tiêu biểu như, “Vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong đổi mới giáo dục đào
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...