Tài liệu Kinh tế trí thức và những vấn đề đặt ra cho việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    GIỚI THIỆU
    Từ nêu nguyên nhân ra đời của nền kinh tế tri thức, mối quan hệ với xã hội và đánh giá điều kiện
    của nước ta, tác giả cho rằng so với những nước có cùng điều kiện kinh tế thì nước ta có nhiều
    thuận lợi hơn để chuẩn bị và tiến đến nền kinh tế tri thức.
    Những việc mà chúng ta cần làm mà tác giả nêu qua các câu hỏi cho 7 lĩnh vực có liên quan chung
    quanh việc xác định nội dung chính sách và cách thức thực hiện. Việc thực hiện được những vấn
    đề tác giả đặt ra không phải dễ đối với những nhà quản lý tâm huyết.
    I. Nhắc lại một vài nhận thức về nền kinh tế tri thức.
    1. Nếu nói một cách chặt chẽ, tôi không đồng ý với cách gọi: Nền kinh tế tri thức trong xã hội thông tin mà
    tôi muốn gọi: Nền kinh tế và xã hội của trí tuệ sáng tạo và sự phát triển tự do của con người, cho mỗi
    người và cho mọi người.
    Nền kinh tế dựa trên tri thức, hoặc ngắn gọn hơn, nền kinh tế tri thức, theo cách hiểu và cách gọi xuất xứ từ
    Mỹ - Âu chừng một thập kỷ nay, là tiền đề vật chất cho sự xuất hiện trải qua cách mạng giải phóng con
    người của xã hội mới.
    Loài người còn phải trải qua những chặng đường dài đầy đau khổ, hy sinh và gian truân, vất vả mới đến
    được xã hội ấy, song ánh sáng của nó đã hé lên ở chân trời xa.
    Nguyên nhân ra đời của nền kinh tế mới và xã hội mới là toàn diện. ở đây, cùng với vai trò của cách mạng
    khoa học và công nghệ (KH&CN) và của nền kinh tế thị trường hiện đại đang toàn cầu hóa, là 2 nguyên
    nhân đã được phân tích nhiều lần. Tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của nguyên nhân chính trị và văn
    hóa: Khủng hoảng toàn diện của nền văn minh tư bản chủ nghĩa, chính vì hiện đại nên càng lỗi thời, bất lực
    và đầy tội ác, thất bại của chủ nghĩa tân tự do, phá sản của nền dân chủ đại diện Âu - Mỹ, bế tắc của hình
    thức tổ chức các đảng chính trị, bất trắc và xung đột trong một thế giới chồng chất mâu thuẫn. Và mặt khác,
    thức tỉnh của con người và của các dân tộc, phát triển của dân chủ trực tiếp, xã hội dân sự và các hiệp hội
    phi chính phủ, tự khẳng định của các bản sắc dân tộc, trọng lượng của văn hóa và con người trong phát
    triển, đấu tranh của các lực lượng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội vì một xã hội tốt đẹp
    hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...