Tiểu Luận Kinh tế tri thức và công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nước ta

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHN MT: M ĐẦU 5
    1. Lí do chọn đề tài: 5
    2. Mục đích, yêu cầu. 6
    3. Đối tượng nghiên cứu: 6
    4. Phương pháp nghiên cứu: 6
    5. Phạm vi nghiên cứu: 6
    6. Kết quả nghiên cứu: 7
    PHN HAI: NI DUNG 7
    I. Nền kinh tế tri thức. 7
    1. Tri thức là gì?. 7
    2. Kinh tế tri thức là gì?. 8
    3. Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức: 10
    II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI THỨC 22
    1. Vai trò của tri thức đối với phát triển. 22
    2. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, nhất là cách mạng về. 24
    thông tin thúc đẩy sự ra đời của kinh tế tri thức. 24
    III. Nền kinh tế tri thức và công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta. 28
    1. Thời cơ và thách thức. 28
    2. Chiến lược phát triển của ta là chiến lược dựa vào tri thức, nội dung công nghiệp hóa nước ta là vận dụng các yếu tố của kinh tế tri thức: 30
    3. Giải pháp chủ yếu cho một chiến lược kinh tế dựa vào tri thức. 33
    PHN BA: KT LUN VÀ KIN NGH. 38

    LỜI MỞ ĐẦU
    Từ thập kỷ 80 đến nay do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại (KHCN), đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng , nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ về cơ cấu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây không phải sự biến đổi bình thường mà là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa trọng đại: nền kinh tế chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức, nền văn minh loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ.
    Những năm gần đây trong nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nhiều văn bản chiến lược phát triển của các quốc gia người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế tri thức như:
    “Kinh tế thông tin – Information Economy”, “Kinh tế mạng – Network Economy”, “Kinh tế số - Digital Economy” nói lên vai trò quyết định của công nghệ thông tin trong phát triển kinh tế;
    “Kinh tế dựa vào tri thức – Knowledge Based Economy”, “Kinh tế dẫn dắt bởi tri thức – Knowledge Driven Economy”, “Kinh tế tri thức – Knowledge Economy” nói lên vai trò quyết định của tri thức và công nghệ đối với sự phát triển kinh tế.
    Kinh tế tri thức là tên gọi thường dùng nhất. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chính thức dùng từ năm 1995. Tên gọi này nói lên được nội dung cốt lõi của nền kinh tế mới, còn kinh tế thông tin, kinh tế số chỉ mới nói về công nghệ thông tin mặc dù công nghệ thông tin là nội dung chủ yếu nhất nhưng không bao gồm được các yếu tố tri thức và công nghệ khác.
    Nhiều nước trên thế giới đang tích cực hình thành chiến lược để đi vào kinh tế tri thức, xã hội thông tin. Đối với nước ta, sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức là cơ hội lớn để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển lực lượng sản xuất đi lên chủ nghĩa xã hội. Nếu không biết tận dụng cơ hội này để đổi mới cách nghĩ, cách làm, nâng cao năng lực nội sinh, bắt kịp tri thức mới của thời đại, thì sẽ không thể đi tắt đón đầu và sẽ tiếp tục tụt hậu rất xa.
    Vì vậy, việc tìm hiểu và làm rõ khái niệm, bản chất và xu hướng phát triển của kinh tế tri thức các tác động về kinh tế, xã hội, thời cơ, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trước xu thế phát triển của kinh tế tri thức, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để góp phần nghiên cứu về kinh tế tri thức, trong khuôn khổ bài viết này chúng em xin đề cập đến đề tài “kinh tế tri thức và công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nước ta” thứ nhất, với hy vọng có thể giúp các bạn sinh viên có cái nhìn đúng đắn và sâu sắc hơn về kinh tế tri thức và đặc biệt là vai trò của kinh tế tri thức trong công cuộc công nghiệp - hóa hiện đại hóa của nước ta để cùng nhau chung tay góp sức tiến tới xây dựng một nền kinh tế tri thức của đất nước trong tương lai; thứ hai, trang bị cho chúng em phương pháp luận và tư duy kinh tế rất hữu ích cho việc phát triển nghề nghiệp sau này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...