Tiểu Luận Kinh tế tri thức – Knowledge Economy

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Kinh tế tri thức – Knowledge Economy

    Kiểm Tra Kinh Tế Thông Tin
    Chủ đề: Kinh tế tri thức – Knowledge Economy

    Sinh viên Nguyễn Thị Hiền
    Lớp Tin học kinh tế K49

    Câu 1: Khái niệm, phân loại tri thức và các h́nh thức chia sẻ tri thức

    1. Khái niệm tri thức :

    - Theo cách hiểu thông thường : Tri thức là những sự hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xă hội .
    - Theo Triết học : Tri thức là kết quả của nhận thức là phản ánh trung thực của thực tiễn vào tư duy của con người. Tính đúng đắn của nó thể hiện bằng sự kiểm nghiệm của thực tế, phù hợp với các nguyên lư của lư luận về nhận thức trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng.
    - Trên phương diện hành vi : Tri thức là khả năng của một cá nhân hay của một nhóm thực hiện, hoặc chỉ dẫn, xui khiến những người khác thực hiện các quy tŕnh nhằm tạo ra các sự chuyển hóa có thể dự báo được của các vật liệu. Tri thức có thể được điển chế hóa và có thể sao chép, như khi chúng được truyền đi bằng chương tŕnh vi tính hoặc chúng có thể ở dạng ẩn và không thể sao chép như khi chúng tồn tại trong đầu óc của các nhân hoặc trong các chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp.

    Tri thức giành được thông qua các quá tŕnh nhận thức phức tạp: Quá tŕnh tri giác, quá tŕnh học tập, tiếp thu, quá tŕnh giao tiếp, tranh luận, quá tŕnh lư luận hay kết hợp các quá tŕnh này.

    2. Phân loại tri thức :

    - Tri thức cá nhân
    - Tri thức nhóm
    - Tri thức tư
    - Tri thức công
    - Tri thức ẩn
    - Tri thức hiện
    - Tri thức thành phần
    - Tri thức kết cấu
    - Tri thức tường thuật, tri thức thủ tục và sự uyên thâm
    3. Các dạng tồn tại của tri thức
    Như đă nêu ra ở mục 2, tri thức được phân ra làm nhiều loại, và mỗi loại đó là một dạng tồn tại của tri thức :
    - Tri thức cá nhân : Đề cập đến những tri thức do cá nhân làm chủ.
    - Tri thức nhóm là loại tri thức ‘được chia sẻ chung’ trong nhóm, không phải tất cả các thành viên của nhóm đều làm chủ được mọi tri thức nhóm nhưng tri thức đó lại được cả nhóm làm chủ.
    - Tri thức tư là tri thức chỉ có trong một doanh nghiệp bao gồm thông lệ, quy tŕnh, văn bản, và bí quyết thương mại của riêng doanh nghiệp đó.
    - Tri thức công là tri thức sẵn có đối với nhiều doanh nghiệp.Thông lệ tốt nhất của ngành và các nguyên tắc kế toán cụ thể là hai ví dụ về tri thức công.
    - Tri thức hiện là những tri thức được giải thích và mă hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh, thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương tŕnh máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những tri thức đă được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy.
    - Tri thức ẩn là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó “mă hóa” và chuyển giao, thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng .
    VD: Trong phim ảnh, các diễn viên có tài năng, khi nhập vai họ có khả năng cảm nhận, biểu lộ cảm xúc của nhân vật một cách chân thật nhất, họ truyền tải được tới người xem và làm cho ai cũng cảm thấy khâm phục về tài diễn xuất của họ. Đây là một dạng tri thức ẩn, nó nằm trong mỗi diễn viên. Nó không thể “mă hóa” thành văn bản, không thể chuyển giao, mà chỉ có thể có bằng cách tự ḿnh luyện tập.
    Tri thức ẩn và tri thức hiện là hai dạng tồn tại chính của tri thức.
    - Tri thức thành phần là tri thức liên quan đến các ‘thành phần’ hay ‘bộ phận’ chứ không phải là tổng thể .Ví dụ: Tri thức thành phần trong một doanh nghiệp bao gồm tri thức liên quan đến quy tŕnh sản xuất, quy tŕnh quản lư vật tư, hay quy tŕnh giải quyết đơn đặt hàng của khách. Mỗi một quy tŕnh là một phần của tri thức chung của doanh nghiệp.
    - Tri thức kết cấu là tri thức liên quan đến tổng thể, bao gồm các thông lệ và cơ chế để phối hợp các thành phần khác nhau của một tổ chức và đưa chúng vào sử dụng một cách có hiệu quả. Loại tri thức này thường nằm trong các thủ tục điều phối và xử lư thông tin của tổ chức .
    - Tri thức tường thuật (biết-cái ǵ) là tri thức mô tả các sự việc, sự kiện . Tri thức này có thể được mă hoá và truyền đi mà không mất ư nghĩa .Có thể thu nạp được loại tri thức này thông qua các khoá đào tạo và bồi dưỡng .
    - Tri thức thủ tục (biết-như thế nào) là tri thức về cách thức thực hiện một nhiệm vụ hoặc thủ tục để hoàn thành một công việc nào đó. Trong khi tri thức tường thuật mang tính chất lư thuyết th́ tri thức thủ tục lại liên quan đến kỹ năng, dựa vào kinh nghiệm, và nằm trong các thông lệ . Loại tri thức này phản ánh khả năng ứng dụng nguyên tắc vào việc giải quyết các vấn đề thực tế .
    - Sự uyên thâm (biết-tại sao) là tri thức về lư do tại sao một sự việc nào đó xảy ra và xảy ra theo cách mà nó đă xảy ra. Uyên thâm là sự hiểu biết về các nguyên tắc và lư thuyết đằng sau một sự vật, hiện tượng nào đó, là khả năng phản ánh lên những việc đang được tiến hành, khả năng đặt ra những câu hỏi về những mô h́nh suy nghĩ hay những thủ tục đang tồn tại, và nếu cần thiết th́ đề ra những hành động mới.
    Biết-cái ǵ là rất quan trọng, nhưng c̣n quá xa để có thể đạt được sự thành công trên thị trường. Để có được điều này, một doanh nghiệp không chỉ cần biết-cái ǵ, biết làm-như thế nào, mà c̣n cần cả sự uyên thâm. Những người có sự uyên thâm có thể vượt xa hơn việc thực hiện các nhiệm vụ b́nh thường để giải quyết những vấn đề lớn hơn và phức tạp hơn nhằm tạo ra những giá trị vượt trội. Họ có thể dự báo được các mối quan hệ tương tác tinh vi và những hậu quả không lường trước
    3. Các h́nh thức chia sẻ tri thức :
    Dựa vào sự phân loại tri thức, có thể chia các h́nh thức chia sẻ tri thức thành bốn dạng chính:
    · Ẩn - Ẩn: Khi người chia sẻ và người tiếp nhận giao tiếp trực tiếp với nhau (ví dụ: học nghề, giao tiêp, giảng bài .) th́ việc tiếp nhận này là từ tri thức ẩn thành tri thức ẩn. Tri thức từ người này không qua trung gian mà chuyển ngay thành tri thức của người kia.
    · Ẩn - Hiện: Một người mă hóa tri thức của ḿnh ra thành văn bản hay các h́nh thức hiện hữu khác th́ đó lại là quá tŕnh tri thức từ ẩn (trong đầu người đó) trở thành hiện (văn bản, tài liệu, v.v.). Có thể ví dụ như bạn đang ngồi trong pḥng thi làm bài thi th́ kiến thức bạn có (là tri thức ẩn) sẽ giúp bạn làm được bài và viết nó dưới dạng một văn bản (là tri thức hiện).
    · Hiện - Hiện: Tập hợp các tri thức hiện đă có để tạo ra tri thức hiện khác. Quá tŕnh này được thể hiện qua việc sao lưu, chuyển giao hay tổng hợp dữ liệu.
    · Hiện - Ẩn: Tri thức từ dạng hiện trở thành dạng ẩn. Điển h́nh quá tŕnh này là việc đọc sách. Học sinh đọc sách (tri thức hiện) và rút ra được các bài học, tri thức cho ḿnh (ẩn).
     
Đang tải...