Thạc Sĩ Kinh tế trang trại Tỉnh Bình Dương : Hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề
    Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đạt những thành tựu quan trọng,
    đóng góp cơ sở kinh tế ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa của
    đất nước. Song, tăng trưởng nông nghiệp trong những năm qua chủ yếu tập trung
    đầu tư sản xuất theo chiều rộng và khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, chưa chú
    ý đầu tư chiều sâu; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ và manh mún; chất
    lượng nông sản chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và chưa chú ý đến an
    toàn vệ sinh thực phẩm, sức cạnh tranh còn kém; số nông dân tiếp cận và ứng dụng
    những thành tựu khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp còn ít; khả năng tiếp cận vốn
    và thông tin thị trường còn rất hạn chế,
    Ngày 07/11/2006, Việt Nam chính thức được gia nhập vào tổ chức thương mại
    thế giới và Chính phủ Việt Nam phải thực hiện một loạt các cam kết theo quy định
    của WTO, trong đó có một số các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và nông sản
    như giảm thuế suất nông sản nhập khẩu, bãi bỏ các khoản trợ cấp không phù hợp
    quy định của tổ chức này. Điều đó đã đặt nông nghiệp Việt Nam trước những khó
    khăn và thử thách rất lớn, đòi hỏi Chính phủ và nông dân phải có những nhận thức
    đúng đắn, đánh giá và phát huy những mô hình kinh tế có hiệu quả trong nông
    nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
    trong nước và thế giới.
    Kinh tế trang trại là một loại hình kinh tế phổ biến trong nông, lâm, ngư nghiệp
    hình thành và phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Loại hình này cũng đã
    và đang hình thành ở nông nghiệp nông thôn Việt Nam trong những năm gần đây,
    là hình thức tổ chức kinh tế khơi dậy và phát huy những tiềm năng sẵn có, thích hợp
    trong việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa và áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
    sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.
    Bình Dương là một tỉnh miền Đông Nam Bộ, đất đai kiến tạo theo kiểu bằng
    thoải lượn sóng nhẹ, diện tích đất tốt không nhiều, phần lớn diện tích phát sinh trên
    phù sa cổ có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo và mất cân đối dinh dưỡng. Trong
    những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Tỉnh nói chung có sự phát triển khởi
    sắc, trong đó, kinh tế trang trại đã và đang từng bước khẳng định vai trò vị trí của
    nó trong sản xuất nông nghiệp của địa phương. Các loại hình trang trại ở Bình
    Dương chủ yếu là các trang trại trồng cây lâu năm (Cao su, điều, cây ăn trái, .),
    trồng rừng, chăn nuôi, trồng trọt và trang trại kinh doanh tổng hợp. Tuy nhiên, kinh
    tế trang trại ở Bình Dương phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa
    phương. Bên cạnh một số trang trại đã và đang hoạt động sản xuất kinh doanh có
    hiệu quả, còn một bộ phận rất lớn các trang trại còn lúng túng trong việc tổ chức sản
    xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật, định hướng đầu tư cho sản xuất kinh doanh, tìm
    kiếm thị trường,
    Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Bình Dương
    trong giai đoạn hiện nay là:
    (1). Các loại hình trang trại phát triển còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
    nhiên, hiệu quả kinh tế, thu nhập của các trang trại vẫn còn thấp. Việc khai thác sử
    dụng các nguồn tài nguyên chưa hiệu quả, chưa gắn kết việc quy hoạch trang trại
    với đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.
    (2). Những điều kiện kinh tế và pháp lý cho sự tồn tại và phát triển kinh tế
    trang trại còn nhiều bất cập. Đặc biệt là các vấn đề về quy mô đất đai, thuê mướn
    lao động, vốn đầu tư, kiến thức khoa học kỹ thuật và trình độ quản lý của các chủ
    trang trại còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, tâm lý e ngại của các chủ trang trại về các
    vấn đề hạn điền, “Giấy chứng nhận trang trại” để được hưởng ưu đãi của chính sách
    Nhà nước.
    (3). Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản
    phẩm, chất lượng sản phẩm có hình thức đồng đều hơn, kích cỡ và chất lượng hơn
    của kinh tế nông hộ nhưng chất lượng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thị
    trường ngày càng khắt khe, khả năng cạnh tranh không cao, chưa nắm bắt được nhu
    cầu thị trường, vẫn còn tình trạng trồng - chặt.
    (4). Khởi đầu có sự tự phân công giữa các trang trại trong quá trình sản xuất
    kinh doanh (sản xuất – kinh doanh tổng hợp - dịch vụ nông nghiệp), hình thành một
    số hợp tác xã làm ăn hiệu quả tuy nhiên mô hình này còn gặp rất nhiều khó khăn và
    bất cập.
    Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trong nông nghiệp
    nông thôn tỉnh Bình Dương, so sánh với hiệu quả kinh tế nông hộ và làm rõ vai trò
    của loại hình này trong quá trình thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa
    phương, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông
    nghiệp nông thôn.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Phân tích cơ sở khoa học của kinh tế trang trại, hệ thống hóa và làm rõ những
    vấn đề lý luận và thực tiễn, đồng thời kết hợp đánh giá thực trạng kinh tế trang trại
    ở tỉnh Bình Dương - đặt trong bối cảnh kinh tế xã hội của đất nước trong xu hướng
    toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới- từ đó rút ra các nhận định về những thành tựu,
    tiềm lực phát triển và các vấn đề đặt ra; so sánh hiệu quả kinh tế trang trại với kinh
    tế nông hộ, trên cơ sở đó kiến nghị, đề xuất giải pháp.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Về địa bàn khảo sát, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá các số
    liệu thống kê cũng như các số liệu thu thập của tỉnh Bình Dương. Số liệu chung của
    cả nước và các số liệu khác chỉ sử dụng trong chừng mực nhất định khi cần so sánh,
    đánh giá.
    Mô hình Kinh tế trang trại có nhiều loại hình khác nhau, dựa trên số lượng và
    loại hình kinh tế trang trại phổ biến trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đề tài chỉ tập
    trung nghiên cứu, khảo sát các loại hình trang trại trồng cây lâu năm.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Thống kê, tổng hợp số liệu, tài liệu.
    Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế và ứng dụng mô hình kinh tế lượng.
    Phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài
    Đề tài được phát triển trên cơ sở đề tài khoa học “Kinh tế trang trại tỉnh Bình
    Dương – thực trạng và giải pháp phát triển”, Trần Văn Lợi, Ban Kinh tế tỉnh Ủy
    tỉnh Bình Dương năm 2000. Đồng thời trên cơ sở các số liệu thống kê và điều
    tra giai đoạn tiếp sau đó khẳng định tính đúng đắn của việc phát triển mô hình
    kinh tế trang trại và đánh giá bước đầu kết quả thực hiện Nghị quyết
    03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính Phủ về kinh tế trang trại trên địa
    bàn tỉnh Bình Dương.
    Tiếp cận nghiên cứu hiệu quả của kinh tế trang trại trên cơ sở kết quả điều
    tra, đánh giá các nhân tố tác động đến quá trình sản xuất kinh doanh của trang
    trại dựa vào kết quả của mô hình kinh tế lượng ứng dụng trong đề tài nghiên
    cứu.
    Qua đó, xác định mô hình kinh tế trang trại nổi lên với vai trò tích cực thông
    qua hiệu quả hoạt động được đúc kết bởi thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm của
    Thế giới. Thông qua việc đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động
    của kinh tế trang trại ở địa phương và sự phù hợp của mô hình này trong điều
    kiện Việt Nam là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, từ đó đề xuất một số
    giải pháp để tập trung chính sách nhằm phát triển mô hình kinh tế trang trại,
    thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...