Tiểu Luận Kinh tế trang trại - môn xã hội học nông thôn

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Mở đầu
    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nông dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ công nghệ và quản lý cao hơn nhằm mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
    Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại tăng nhanh về số lượng với nhiều thành phần kinh tế tham gia,nhưng chủ yếu là trang trại hộ gia đình nông dân và một tỷ lệ đáng kể của gia đình cán bộ, công nhân viên chức, bộ đội, công an đã nghỉ hưu. Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai dưới mức hạn điền, với nguồn gốc đa dạng, sử dụng lao động của gia đình là chủ yếu. Một số có thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động được thỏa thuận giữa hai bên. Hầu hết các vốn đầu tư là tự có hoặc vốn vay của cộng đồng, vốn vay của tổ chức tín dụng chỉ chiếm tỉ lệ thấp. Phần lớn trang trại phát huy được lợi thế của từng vùng, kinh doanh tổng hợp, lấy ngắn nuôi dài. Sự phát triển của kinh tế trang trại góp phần khai thác them nguồn vốn trong dân, mở mang them diện tích đất trồng, đồi núi trọc, đất hoang hóa nhất là các vùng trung du, miền núi và ven biển; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo; tăng thêm nông sản hàng hóa. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch vụ, kỹ thuật tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng. Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn và đã có những bước phát triển mạnh mẽ tạo động lực thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn nước ta phát triển, khai thác đầy đủ hơn các tiềm năng và nguồn lực về đất đai, vốn và lao động.
    II. Nội dung
    A. Khái quát về kinh tế trang trại
    1. Khái niệm
    Kinh tế trang trại là một khái niệm không còn mới với các nước kinh tế phát triển và đang phát triển. Song đối với nước ta đang còn là một vấn đề mới, do nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên việc nhận thức chưa đầy đủ về kinh tế trang trại là điều không thể tránh khỏi. Thời gian qua các lý luận về kinh tế trang trại đã được các nhà khoa học trao đổi trên các diễn đàn và các phương tiện thông tin đại chúng. Song cho tới nay ở mỗi quốc gia, mỗi vùng khác nhau các nhà khoa học lại đưa ra các khái niệm khác nhau về kinh tế trang trại.
    Theo một số nhà khoa học trên thế giới thì khái niệm về kinh tế trang trại như sau: Lênin đã phân biệt kinh tế trang trại “Người chủ trang trại bán ra thị trường hầu hết các sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm sản xuất được, mua bán càng ít càng tốt” . Quan điểm của Mác đã khẳng định, điểm cơ bản của trang trại gia đình là sản xuất hàng hoá, khác với kinh tế tiểu nông là sản xuất tự cấp tự túc, nhưng có điểm giống nhau là lấy gia đình làm cơ sở làm nòng cốt.
    Ở các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh và một số vùng lãnh thổ ở Châu Á: như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và một số nơi khác trong khu vực. Họ quan niệm: “Trang trại là loại hình sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp của hộ gia đình nông dân sau khi phá vỡ vỏ bọc sản xuất tự cấp, tự túc khép kín của hộ tiểu nông, vươn lên sản xuất nhiều nông sản, hàng hoá, tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh”. Quan điểm trên đã nêu được bản chất của kinh tế trang trại là hộ nông dân, nhưng chưa đề cập đến vị trí của chủ trang trại trong toàn bộ quá trình tái sản xuất sản phẩm của trang trại. Trên đây là một số quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới, còn các nhà khoa học trong nước nhận xét về kinh tế trang trại như thế nào? Sau đây em xin được đề cập đến một số nhà khoa học trong nước đã đưa ra như sau:
    Quan điểm 1:“Kinh tế trang trại (hay kinh tế nông trại, lâm trại, ngư trại , .) là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang bị những tư liệu sản xuất nhất định để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường và được nhà nước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...