Luận Văn Kinh tế thị trường và thị trường sức lao động

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh tế thị trường và thị trường sức lao động



    Sự phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều hình thức sản xuất khác nhau, song trong các phương thức ấy cũng có một số hình thức kinh tế chung. Hình thức kinh tế chung đầu tiên trong lịch sử là kinh tế tự nhiên – hình thức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra chỉ để thoả mãn những nhu cầu nội bộ, chủ yếu là nhu cầu cá nhân của người sản xuất. Kinh tế hàng hoá ra đời đối lập với kinh tế tự nhiên. Các quan hệ hàng hoá - tiền tệ được thâm nhập vào tất cả các khâu, các lĩnh vực của nền kinh tế, cả lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Nền kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội. Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà mọi cái đều được tiền tệ hoá, các yếu tố sản xuât như vốn, tài sản, sức lao động, các sản phẩm và dịch vụ làm ra đều có giá cả và được hình thành do sự tác động của cung và cầu trên thị trường. Ngoài những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường như : đảm bảo sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, hàng hoá dịch vụ phong phú đáp ứng mọi nhu cầu về chất lượng và về thị trường, công nghệ kỹ thuật, mặt hàng thường xuyên đổi mới kinh tế thị trường cũng có những mặt tiêu cực, hạn chế. Đó là những mâu thuẫn xung đột thường xuyên xảy ra, xã hội phân hoá giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, tiêu cực ngày càng gia tăng dẫn đến tình hình không bình thường trong quan hệ kinh tế và trật tự xã hội. Do đó cần phát triển một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế – xã hội cơ bản, vừa kích thích kinh tế phát triển, đảm bảo công bằng xã hội, chăm lo lợi ích của các thành viên và đảm bảo lợi ích quốc gia.
     
Đang tải...