Đồ Án kinh tế thị trường và sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta để phát triển kinh tế

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    31 trang

    LỜI NÓI ĐẦU

    Để đổi mới nền kinh tế Việt Nam sang nền kinh tế thị trường mang bản sắc riêng của dân tộc và đặc biệt là phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của nhà nước thì trước hết trong mỗi chúng ta đều phải hiểu, phải nắm vững được lý luận về kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta. Và đặc biệt là lý thuyết của (Mác-Lênin về kinh tế thị trường).

    Trong phạm vi hiểu biết của bình em xin được trình bày dựa trên những hiểu biết của mình về kinh tế thị trường và sự vận dụng của nó của Đảng và nhà nước ta để phát triển kinh tế.

    Em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy giáo Phạm Thành đã giúp đỡ em để hoàn thành bài viết này.

    Do hiểu biết của em chưa thật đầy đủ cho nên bài viết không tránh khỏi những sai sót, em rất mong được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của thầy giáo và các bạn.

    Xin chân thành cảm ơn !



    PHẦN A:GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

    Như chúng ta biết, đất nước ta đang trong quá trình từng bước đổi mới, toàn diện, trong đó đặc biệt là đổi mới về nền kinh tế. Sau 10 năm dành độc lập dân tộc và dân chủ và cũng 10 năm chúng ta thực hiện mô hình nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (1975-1986). Nhưng mô hình này đã không phù hợp trong giai đoạn hoà bình. Do vậy Đảng và nhà nước ta đã quyết định đổi mới toàn diện nền kinh tế nhà nước. Qua các kỳ Đại hội từ Đại hội VI (1986), Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996) và sắp tới là Đại hội IX (2001), Đảng và nhà nước ta quyết định đưa nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước. Như vậy để thực hiện được chủ trương này một cách tốt nhất thì chúng ta phải nắm vững được lý luận về kinh tế thị trường của chủ nghĩa Mác Lênin và sự vận dụng lý luận này của Đảng và nhà nước ta. Để xem nó có gì giống và khác nhau từ đó đi đến những hành động đúng.

    Trong phạm vi bài viết này, em xin trình bày sự hiểu biết của mình về vấn đề này, dựa trên sự hướng dẫn của thầy giáo.



    PHẦN B: NỘI DUNG.

    I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

    1. Quá trình hình thành và phát triển của kinh tế thị trường

    a. Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hoá.

    Kinh tế tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên mà loài người sử dụng để đáp ứng những yêu cầu của mình. Ở đây, sản phẩm lao động sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nội bộ của từng gia đình hay từng công xã. Nó bó hẹp, khép kín trong phakm vi đơn vị nhỏ, không có hiệu quả mở rộng với các đơn vị khác. Do đó, nó có tính chất bảo thủ, trì trệ, bị giới hạn bởi nhu cầu hạn hẹp.

    Sản xuất tự cung tự cấp tồn tại trong thời kỳ lực lượng sản xuất chưa phát triển, khi mà lao động thủ công chiếm địa vị thống trị. Nó có trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ, phổ biến trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và cũng có trong thời kỳ phong kiến.

    Vậy đặc trưng nổi bật của kinh tế tự nhiên là tự sản xuất và tự tiêu dùng. Các quan hệ trong nền kinh tế tự nhiên đều mang hình thái hiện vật.

    Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng thì dần dần xuất hiện trao đổi hàng hoá. Và dần dần hình thành nền kinh tế hàng hoá.

    Trong nền kinh tế hàng hoá, mục đích của sản xuất là trao đổi hay là để bán. Mục đích đó được xác định trước quá trình sản xuất - phân phối- trao đổi - tiêu dùng, sản xuất ra cái gì, như thế nào và cho ai đều thông qua việc mua - bán, thông qua hệ thống thị trường và do thị trường quyết định. Vì vậy nó có tính khách quan.

    Cơ sở để nền kinh tế tự nhiên chuyển thành nền kinh tế hàng hoá là phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất này với những người sản xuất khác do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định.

    Như vậy, so với kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá có những ưu thế cơ bản sau đây:

    Thứ nhất: sự phát triển của sản xuất hàng hoá làm cho phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc, chuyên môn hoá ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng chặt chẽ. Từ đó nó xoá bỏ tính tự cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình xã hội hoá sản xuất và lao động.

    Thứ hai, tách biệt kinh tế đòi hỏi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất kinh doanh để sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Như vậy họ phải ra sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng cải tiến quy cách mẫu mã hàng hoá, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ từ đó làm tăng năng xuất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

    Thứ ba, sản xuất hàng hoá quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất hàng hoá quy mô, trình độ kỹ thuật, khả năng thoả mãn nhu cầu. Vì vậy sản xuất hàng hoá quy mô lớn là cách thức tổ chức hiện đại để phát triển kinh tế - xã hội trong thời đại hiện nay.

    b. sản xuất hàng hoá giản đơn và kinh tế thị trường.

    Sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển là cả một quá trình lịch sử lâu dài. Đâu tiên là sản xuất hàng hoá giản đơn.

    Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất hàng hoá của riêng nông dân, thợ thủ công dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sức lao động của bản thân họ.

    Sản xuất hàng hoá giản đơn xuất hiện thời kỳ công xã nguyên thuỷ tan rã. Trong thời kỳ xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến đóng vai trò phụ thuôc bổ sung. Đây là kiểu sản xuất hàng hoá nhỏ dựa trên kỹ thuật thủ công, lạc hậu. Khi lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, sản xuất hàng hoá giản đơn chuyển sang sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

    Kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường chỉ khác nhau về trình độ phát triển. Kinh tế thị trường được phát triển và được mở rộng, hàng hoá không chỉ kà các yếu tố đầu ra của sản xuất mà cả các yếu tố đầu vào của sản xuất. Mọi quan hệ kinh tế trong xã hội đều được tiền tệ hoá. Khi đó người ta gọi kinh tế hàng hoá là kinh tế thị trường.

    Như vậy để chuyển kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường thì cần phải có những điều kiện sau đây:

    Một là, sự xuất hiện của hàng hoá sức lao động và thị trường sức lao động.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...