Tiểu Luận Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo
    1. Đặt vấn đề :
    Gần hai mươi năm qua, nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, định hướng phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường đã đem lại những thành quả rất đáng khích lệ : tăng trưởng kinh tế luôn được giữ ở mức ổn định khá, đời sống người dân theo đó cũng ngày càng được nâng cao .Tuy nhiên đi kèm với những thành quả này là những hệ quả xã hội tích cực có, tiêu cực có, trên bình diện những hậu quả tiêu cực, đây là những thách thức cho Đảng và nhà nước ta trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội để đạt tới mục tiêu vì một sự phát triển bền vững, trong đó vừa đảm bảo kinh tế phát triển, vừa đảm bảo giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thực hiện công bằng và bình đẳng. Theo chủ trương đó trong những năm vừa qua, đứng trước những vấn đề xã hội nảy sinh từ những tác động của quá trình phát triển, của cơ chế kinh tế thị trường như là tình trạng phân tầng xã hội, sự phân hóa giầu nghèo ngày càng rõ rệt . Đảng và nhà nước ta đã thực hiện tương đối tốt mối quan hệ giữa một bên là tăng trưởng kinh tế và một bên là bảo đảm sự công bằng xã hội. Tuy nhiên cũng còn tồn tại không ít những hạn chế nhất định. Phân tầng xã hội, phân hoá giầu nghèo là một tất yếu nảy sinh trong nền kinh tế thị trường, nó có những tác động tích cực ở một góc độ nào đó đối với sự phát triển nền kinh tế nhưng cũng đặt ra không ít những vấn đề tiêu cực, như là thể hiện của một tình trạng bất bình đẳng trong xã hội. Thực tế vấn đề diễn ra như thế nào ? Trả lời câu hỏi này mang lại những ý nghĩa nhất định mà trước hết giúp ta thấy được thực tế của mối quan hệ kinh tế - xã hội và việc giải quyết nó trên một khía cạnh cụ thể đó là tăng trưởng kinh tế và phân hoá giầu nghèo .
    2. Khái niệm công cụ :
    2.1. Tăng trưởng kinh tế :
    Tăng trưởng kinh tế hàm ý muốn nói đến sự thay đổi thuần tuý về lượng của nền kinh tế, nó được cụ thể bằng những chỉ số như là GDP.
    2.2. Phân tầng xã hội, phân hoá giầu nghèo :
    - Phân tầng xã hội là chỉ trạng thái phân chia xã hội thành những tầng lớp khác nhau, cơ bản dựa trên ba tiêu chí : Tài sản, quyền lực và uy tín. Phân tầng như là hình thức thể hiện sự bất bình đẳng trong xã hội ở một điều kiện thời gian và không gian nhất định.
    - Phân hoá giầu nghèo chỉ một sự phân tầng trong xã hội và chủ yếu dựa trên tiêu chí về thu nhập, mức sống (Tài sản).
    Phân tầng xã hội được bàn tới, về cơ bản có hai loại lý luận. Thứ nhất lý luận về xung đột, tại đây người ta nghiêng về giải thích phân tầng xã hội như là trạng thái bất bình đẳng trong xã hội, gây nên những xung đột có tính chất cách mạng. Loại lý luận thứ hai thuộc về trường phái chức năng khi họ cho rằng phân tầng xã hội thực hiện những chức năng tất yếu của nó cho sự phát triển của xã hội. Phân tầng xã hội phải được giải thích theo cả hai lý luận trên vì nó có tính hai mặt, tuy nhiên do tính chất của tiểu luận này cho nên nghiêng về cách giải thích thứ nhất.
    3. Mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và phân hoá giầu nghèo :
    Trong những năm trước đây, khi chúng ta còn ở trong cơ chế nền kinh tế tập trung - quan liêu, những đặc trưng của nền kinh tế này không là điều kiện cho hiện tượng phân tầng trong xã hội, đặc biệt là phân tầng dựa trên yếu tố tài sản đó là đặc thù của chủ nghĩa bình quân, cào bằng với tâm lý sợ nổi trội, tưởng chừng như chúng ta đã đạt được trạng thái công bằng khi mà trong xã hội ít tồn tại hiện tượng người này giàu hơn người kia tuy nhiên đây chỉ là trạng thái công bằng mang tính chất hình thức, cào bằng.
    Công cuộc đổi mới, trước hết là nền kinh tế định hướng theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường , đã thực sự mang lại những nhân tố mới, phá vỡ những trở lực từ những hạn chế của nền kinh tế cũ mang lại, phát huy được những nguồn lực của đất nước cho sự phát triển kinh tế xã hội, theo đó nền kinh tế dần đi vào ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy lùi lạm phát phi mã vào những năm cuối
     
Đang tải...