Tiểu Luận Kinh tế thị trường và những ưu nhược điểm của nó

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái niệm kinh tế thị trường:
    - Nền kinh tế được coi như một hệ thống các quan hệ kinh tế. Khi các quan hệ kinh
    tế giữa các chủ thể biểu hiện qua mua, bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường (người bán
    cần tiền, người mua cần bán và họ phải gặp nhau trên thị trường) thì nền kinh tế đó gọi là
    nền kinh tế thị trường.
    - Kinh tế thị trường là cách tổ chức nền kinh tế - xã hội, trong đó các quan hệ kinh
    tế của các cá nhân, các doanh nghiệp đều biểu hiện qua quan hệ mua, bán hàng hoá, dịch
    vụ trên thị trường và thái độ cư xử của từng thành viên chủ thể kinh tế là định hướng vào
    việc tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường.
    - Kinh tế thị trường là kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao. Khi tất cả các
    quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hoá, các yếu tố của
    sản xuất như: đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao động, công
    nghệ và quản lý, các sản phẩm dịch vụ tạo ra, chất xám đều là đối tượng mua - bán và
    hàng hoá.
    2. Những ưu điểm (đặc trưng) của kinh tế thị trường
    Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự do cạnh tranh. Doanh nghiệp muốn đứng
    vững được trên thị trường phải luôn luôn đổi mới về sản phẩm, về tổ chức quản lý. Do
    vậy, nó luôn tạo ra lực lượng sản xuất cho xã hội, tạo ra sự dư thừa hàng hoá để cho phép
    thoả mãn nhu cầu ở mức tối đa.
    Ưu điểm:
    Kinh tế thị trường luôn tạo ra cơ hội cho mọi người sáng tạo, luôn tìm cách để cải
    tiến lối làm việc và rút ra những bài học kinh nghiệm về thành công hay thất bại để phát
    triển không ngừng.
    Kinh tế thị trường tạo ra cơ chế đào tạo, tuyển chọn, sử dụng người quản lý kinh doanh
    năng động, có hiệu quả và đào thải các nhà quản lý kém hiệu quả.
    Kinh tế thị trường tạo ra môi trường kinh doanh tự do, dân chủ trong kinh tế bảo vệ
    lợi ích người tiêu dùng.
    www.vanchung.vn/www.vctel.com 1
    Công ty TNHH Điện thoại Vân Chung
    Địa chỉ: 157 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội
    Tel: 04 3 5375995 Fax: 04 3 5376006
    3. Những khuyết tật của kinh tế thị trường
    Kinh tế thị trường là một hệ thống tự điều chỉnh nền kinh tế, bảo đảm có năng suất,
    chất lượng và hiệu quả cao, dư thừa và phong phú hàng hóa. Dịch vụ được mở rộng và
    coi như là hàng hoá. Thị trường năng động, luôn luôn đổi mới mặt hàng, công nghệ.
    Song ngoài những ưu điểm nêu trên, kinh tế thị trường còn tồn tại một số khuyết tật
    sau:
    - Kinh tế thị trường chú trọng đến những nhu cầu có khả năng thanh toán, không
    chú ý đến những nhu cầu cơ bản của xã hội.
    - Kinh tế thị trường, đặt lợi nhuận lên hàng đầu , cái gì có lãi thì làm, không có lãi
    thì thôi nên nó không giải quyết được cái gọi là “hàng hoá công cộng” (đường xá, các
    công trình văn hoá, y tế và giáo dục .v.v.)
    - Trong nền kinh tế thị trường có sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt: giàu ít, nghèo
    nhiều, bất công xã hội.
    Do tính tự phát vốn có, kinh tế thị trường có thể mang lại không chỉ có tiến bộ mà
    còn cả suy thoái, khủng hoảng và xung đột xã hội nên cần phải có sự can thiệp của Nhà
    nước.
    Sự can thiệp của Nhà nước sẽ đảm bảo hiệu quả cho sự vận động của thị trường
    được ổn định, nhằm tối đa hoá hiệu quả kinh tế, bảo đảm định hướng chính trị của sự
    phát triển kinh tế, sửa chữa khắc phục những khuyết tật vốn có của kinh tế thị trường, tạo
    ra những công cụ quan trọng để điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô. Bằng cách đó Nhà nước
    mới có thể kiềm chế tính tự phát của kinh tế thị trường, đồng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...