Luận Văn Kinh tế thị trường và các kênh hỗ trợ vốn cho người nghèo ở nước ta

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC KÊNH HỖ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA

    Chương I


    KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ CÁC KÊNH HỖ TRỢ VỐN CHO NGƯỜI NGHÈO Ở NƯỚC TA
    1.1. kinh tế thị trường và những ưu khuyết tật của nó.
    kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá đã phát triển tới trình độ cao, khi mà các quan hệ tiền tệ, giá cả, thị trường trở thành yếu tố chủ đạo cấu thành cơ chế vận hành của nền kinh tế và kể cả xã hội; ở đây quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá được vận động tự do bởi thống trị của nguyên tắc tự do cạnh tranh.
    Có thể nói kinh tế thị trường là sản phẩm cao cấp của sự tiến hoá lịch sử nhân loại. Quả thật trong lịch sử phát triển kinh tế, kinh tế thị trường đã phát huy đến mức cao nhất mọi tiềm năng, tiền vốn, công nghệ để sản xuất một cách có hiệu quả cao. Với tư cách đó, nó chứa đựng nhiều ưu điểm so với các hình thái và tổ chức kinh tế trước nó. Phải kể đến là các ưu điểm sau.
    Một là: kinh tế thị trường với điều kiện tồn tại các chủ thể kinh tế độc lập là tạo khả năng chủ động lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh khả dĩ, nếu xét tổng quát nền kinh tế lâu dài thì đây là yếu tố nội sinh thúc đẩy hiệu quả kinh tế toàn xã hội và từng cá nhân tăng lên.
    Hai là: kinh tế thị trường với điều kiện trình độ phân công lao động xã hội tăng lên, theo đó làm tăng trình độ xã hội hoá nền sản xuất và thúc đẩy hiệu quả sản xuất tăng lên
    Ba là: kinh tế thị trường với mục đích tối thượng là lợi nhuận trong mọi hoạt động kinh tế, theo đó tự nó đã thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ so với các nền kinh tế trước đó. Bởi vì để giải quyết được 3 vấn đề (sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai) trong sản xuất của nền kinh tế thị trường, buộc từng chủ thể kinh tế phải tăng cường cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất phải thoả mãn nhu cầu của xã hội .
    Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm trên, kinh tế thị trường tuyệt nhiên không phải là một công cụ vạn năng để giải quyết hữu hiệu tất cả mọi vấn đề của nền kinh tế, mà kinh tế thị trường luôn hàm chứa trong đó không ít khuyết tật, cụ thể là:
    Thứ nhất: kinh tế thị trường khi mà mục đích tối thượng là lợi nhuận, thì các chủ thể kinh tế chỉ quan tâm tới hiệu quả sản xuất thuần tuý như "người dùng chanh chỉ biết vắt hết nước" thì có thể gây ra một hậu quả nghiêm trọng đối với tiến trình phương pháp kinh tế, xã hội lâu dài. Điều này đã được minh chứng rõ khi con người khai thác tài nguyên, chặt cây, phá rừng đến một mức như huỷ diệt thì sự trả giá là không nhỏ tý nào từ môi trường sinh thái cân bằng cho sự phát triển đã trở thành môi trường đang bị huỷ diệt.
    Thứ hai: Sự cạnh tranh tự do vốn có của nền kinh tế thị trường sẽ dẫn đến độc quyền và chính sự độc quyền là nguyên nhân lũng đoạn nền kinh tế theo hướng thu lợi riêng quá mức trên những tổn hại chung của xã hội. Cạnh tranh tự do (hơn nữa là tự phát) là nguồn gốc tự nhiên, trực tiếp của tình trạng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội .
    Đối với nước ta nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp và cá nhân có tiền vốn kỹ thuật . làm ăn có hiệu quả, được khuyến khích làm giàu chính đáng, tuy nhiên, cạnh tranh nảy sinh trong cơ chế thị trường có thể dẫn đến những hậu quả xấu, nếu không có sự điều tiết của Nhà nước, cạnh tranh sẽ dẫn đến tìm mọi mánh khoé làm ăn theo hướng "mạnh được, yếu thua" thậm chí "cá lớn nuốt cá bé" từ đó dẫn đến kinh doanh trốn thuế, mua bán ép giá, lừa gạt, triệt tiêu lẫn nhau . đều làm cho thị trường tăng rối loạn. Cạnh tranh như thế, một số giàu lên nhanh chóng, song cũng không ít người rơi vào làm ăn thua lỗ, phá sản cơ nghiệp làm cho nền kinh tế bị kìm hãm và thất nghiệp, phân hoá thu nhập . và giàu nghèo cũng có nguồn gốc từ đây.
    Như vậy, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường luôn tồn tại hai thái cực: một bên là tích cực đã thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, một bên là tiêu cực sẽ kìm hãm phát triển kinh tế xã hội và phân hoá đời sống các tâng lớp dân cư. Để thúc đẩy mặt tích cực, đồng thời hạn chế mặt tiêu cực thì đòi hỏi phải có vai trò điều tiết của Nhà nước.
    1.2. Vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế thị trường.
    Như trên đã phân tích, về thực chất, cơ chế thị trường tự nó không đủ khả năng điều chỉnh, khắc phục những khuyết tật do nó gây ra. Đó là lý do cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vào quá trình vận hành của hệ thống thị trường trong mọi giai đoạn phát triển của nó. Đương nhiên sự can thiệp của Nhà nước phải có một định hướng rõ ràng, hơn nữa được thể hiện trên các chức năng nhất định. Chúng ta có th

     
Đang tải...