Luận Văn Kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ ở nước ta

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KTTT trong thời kỳ quá độ ở nước ta



    ĐỀ TÀI: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ Ở NƯỚC TA

    A/ GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ.
    Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VIII, với quyết tâm đổi mới của Đảng, nước ta đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng.Trong khi nhịp độ tăng trưởng nhanh và vượt mức kế hoạch thì cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch theo hướng tiến bộ và một trong những nguyên nhân để tạo nên sự tăng trưởng kinh tế là nước ta bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
    Vậy cơ chế thị trường là gì ? Để định nghĩa được khái niệm đó trước hết chúng ta phải trả lời được ba câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất bằng công nghệ gì và sản xuất cho ai? Đó là câu hỏi mà xã hội nào cũng phải tìm ra cho mình được lời giải, dẫu cho những lời giải đó không giống nhau.
    Trong lịch sử, có những cách trả lời khác nhau với các câu hỏi đó. Đó là sự tồn tại của các cơ chế kinh tế:kinh tế tự nhiên, kinh tế hàng hoá và kinh tế chỉ huy. Dù có những khuyết tật, kinh tế thị trường được coi là lời giải hay nhất với ba câu hỏi trên. Và vì thế, ngày nay kinh tế thị trường được coi là một phương thức, một điều kiện để tăng trưởng và phát triển kinh tế.












    B/ Phần nội dung.
    I/ Lý luận về kinh tế thị trường.
    1)Các bước phát triển của kinh tế thị trường:
    Kinh tế tự nhiên là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên của xã hội loài người. Đây là kiểu tổ chức kinh tế khép kín, sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp trong từng đơn vị kinh tế riêng biệt, nên nó ở trong trạng thái bảo thủ, trì trệ và kìm hãm sự phát triển. Kinh tế hàng hoá là sự phát triển kế tiếp của kinh tế tự nhiên do sự phát triển của phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của chế độ tư hữu. Trong nền kinh tế này, giá trị sử dụng không phải cho người sản xuất mà cho người khác, thông qua trao đổi. Sản xuất và trao đổi hàng hoá được phát triển từ giản đơn đến phức tạp. Đặc trưng của kinh tế hàng hoá giản đơn là dựa trên cơ sở kỹ thuật thủ công và tương ứng với văn minh nông nghiệp, tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, hàng hoá chưa mang tính phổ biến, cơ cấu kinh tế là nông nghiệp-thủ công nghiệp, cơ chế vận động theo quan hệ giữa giá cả và giá trị, cạnh tranh và cung cầu, nhưng còn ở trình độ rất thấp, kiểu sản xuất hàng hoá này chiếm giữ một thời gian khá dài trong lịch sử phát triển kinh tế.
    Bước sang sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa, đặc trưng cơ bản của nó là trình độ xã hội hoá được phát triển cao. C. Mác nói rằng “nơi nào sản xuất hàng hoá tư bản bám rễ thì nó phá huỷ hết mọi hình thái sản xuất hàng hoá dựa trên lao động bản thân người sản xuất, một nền sản xuất hàng hoá mà họ chỉ bán sản phẩm dư thừa mà thôi”.
    Như vậy, với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá tư bản, kinh tế hàng hoá giản đơn được phát triển lên một trình độ cao hơn. Đó là kinh tế hàng hoá phát triển hay gọi là kinh tế thị trường.
    Kinh tế thị trường là một hình thức mà ở đó hầu hết các quan hệ kinh tế diễn ra trên thị trường, chịu sự chi phối của các quy luật vốn có của nó-của cơ chế thị trường. Ta có thể hiểu đây là kinh tế thị trường tự do. Điều kiện xuất hiện kinh tế thị trường tự do là kết cấu hạ tầng sản xuất phải đạt đến trình độ nhất định, nền đại công nghiệp cơ khí hoá hình thành, tín dụng đã phát triển đến một trình độ nhất định, các thị trường như đất đai, sức lao động đã hình thành.
    Kinh tế thị trường tự do được phát triển dựa trên kỹ thuật cơ điện gắn với nền văn minh công nghiệp, dựa trên tư hữu nhỏ và tư hữu lớn, tương ứng với cơ cấu kinh tế nông –công nghiệp và tiến tới công-nông nghiệp-dịch vụ vận động theo cơ chế thị trường.
    Cơ chế thị trường, hiểu một cách vắn tắt là cơ chế về các quan hệ trao đổi giữa hàng hoá và tiền tệ, cung cầu và giá cả; là guồng máy vận hành các quan hệ trao đổi hay các quan hệ lưu thông hàng hoá trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan, vốn có của nó nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản của kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường được thể hiện ra là một phương pháp tiếp xúc giao dịch giữa người mua và người bán, giữa hàng và tiền để tập hợp tri thức hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau. Cơ chế thị trường-kinh tế thị trường tự do- “bàn tay vô hình”chỉ phát huy sức mạnh của nó khi gắn với điều kiện cạnh tranh hoàn hảo. Điều kiện tồn tại cạnh tranh hoàn hảo là không có một doanh nghiệp nào trở thành kẻ chiếm hữu, chi phối phần lớn toàn bộ thị trường, không một cá nhân nào có ảnh hưởng tuyệt đối đến giá cả thị trường. Nếu các điều kiện trên không được đảm bảo thì sẽ xuất hiện cạnh tranh không hoàn hảo-độc quyền xuất hiện.
    Lúc này kinh tế thị trường tự do có bước chuyển mới lên kinh tế thị trường hỗn hợp. Kinh tế thị trường hỗn hợp-kinh tế thị trường hiện đại.
    Ngày nay nhân loại đã chọn kiểu kinh tế thị trường tự do hỗn hợp. Kiểu tổ chức kinh tế này vừa có “bàn tay vô hình”đồng thời lại có “bàn tay hữu hình”-sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
    Điều kiện xuất hiện kinh tế thị trường hiện đại là sự xuất hiện sở hữu nhà nước, thị trường chứng khoán, quốc tế hoá sản xuất, đặc biệt xuất hiện vai trò mới của nhà nước-vai trò quản lý vĩ mô đối với kinh tế thị trường.
    Đặc trưng của kinh tế thị trường hỗn hợp là dựa trên kỹ thuật điện tử tin học gắn với nền văn minh hậu công nghiệp hay văn minh trí tuệ;tồn tại các hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu cổ phần, sở hữu quốc tế;dựa trên cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp , vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.
    2)Vai trò và những khuyết tật của kinh tế thị trường .
    a) Vai trò của kinh tế thị trường :
    Kinh tế thị trường giúp nhân loại giải quyết ba vấn đề cơ bản trong nền kinh tế một cách có hiệu quả .
    *Sản xuất cái gì ? không phải do thượng đế, một tổ chức hành chính mệnh lệnh và cũng không phải do người sản xuất quyết định, mà do việc sản xuất và lưu thông cái gì - do người tiêu dùng định đoạt .
    *Sản xuất như thế nào ? vấn đề này được giải quyết thông qua cạnh tranh và chủ yếu do cạnh tranh quyết định . Muốn đứng vững và chiến thắng trong cạnh tranh, người sản xuất phải lựa chọn kỹ thuật, công nghệ tối ưu. Cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong ngành dẫn đến việc hình thành lợi nhuận siêu ngạch cho người sản xuất. Động lực hấp dẫn này thúc đẩy họ luôn luôn đổi mới kỹ thuật, phấn đấu đưa năng suất lao động cá biệt tăng lên cao hơn năng suất lao động xã hội . Hơn nữa, cạnh tranh còn là cơ chế sàng lọc, bình tuyển những kiểu sản xuất tân tiến, loại bỏ những kiểu sản xuất cũ kỹ, lạc hậu. Vì thế, cạnh tranh là linh hồn của đời sống kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
    *Sản xuất cho ai? Như đã biết, mục đích của sản xuất hàng hoá là để bán lấy tiền, để chuyển hoá H thành T làm cho sản xuất tiếp diễn – tái sản xuất. Do vậy, trả lời câu hỏi sản xuất cho ai chỉ có thể là sản xuất cho người có tiền. Trong phân phối, động lực vì đồng tiền, vì muốn làm giàu trở thành một sức mạnh thực sự trong hoạt động kinh tế của con người.
    Kinh tế thị trường ngoài việc giải quyết ba vấn đề trên nó còn có tính ưu việt sau:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...