Tiểu Luận Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
    MỤC LỤC:
    A.Đặt vấn đề: . 2
    B.Nội dung . 3
    1.Lý luận chung về kinh tế thị trường . 3
    1.1.Khái niệm về thị trường và kinh tế thị trường 3
    1.2.Tính chất chung của nền kinh tế thị trường 4
    1.3.Mô hình phát triển kinh tế thị trường rút ngắn 4
    1.4.Đặc điểm mô hình kinh tế thị trường của Mỹ . 5
    2.Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam . 6
    2.1.Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN 6
    2.2.Sự cần thiết xây dựng,phát triển nền KTTT định hướng XHCN
    ở Việt Nam . 7
    2.3.Tác dụng to lớn của sự phát triển kinh tế thị trường 9
    2.4.Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
    ở Việt Nam 10
    2.5.Vai trò của nhà nước trong việc quản lý nền KTTT 13
    2.6.Xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN 15
    2.7.Thực trạng phát triển kinh tế thị trường ở nước ta 16
    3.Kết quả đạt được và thách thức . 18
    C.Kết luận . 22
    D.Danh mục tài liệu tham khảo 25

    A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
    Sự phát triển hay sụp đổ của mỗi một quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố như :thể chế chính trị, thể chế kinh tế, chính sách đối ngoại trong đó sự lựa chọn thể chế kinh tế có vai trò cực kỳ quan trọng.
    Lịch sử phát triển của nước ta kể từ năm 1975 chia làm hai giai đoạn với mốc đánh dấu là Đại hội VI (12/1986). Giai đoạn 1975-1986,do chưa nhận thức đúng đắn được sự thay đổi hiện trạng KT-XH sau khi đất nước độc lập; và do quan điểm siêu hình, không biện chứng khi cho rằng KTTT và CNXH là trái ngược nhau, cái nọ phủ định cái kia và không thể cùng tồn tại. Cách hiểu sai lệch như vậy đã dẫn đến việc bài xích KTTT đồng nhất KTTT với CNTB, đối lập KTTT với CNXH. Đại hội VI của Đảng đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế nước ta sang nền KTTT định hướng XHCN. Chuyển sang thể chế kinh tế mới là một quá trình vô cùng phức tạp và vì nó không chỉ là sự thay đổi phương thức bố trí tài nguyên mà còn là sự thay đổi vị trí lợi ích và quyền lực của các nhóm dân cư, các tổ chức xã hội, sự thay đổi nếp sống, nếp nghĩ của đại bộ phận nhân dân. Những thành tựu của công cuộc đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo là sự khẳng định một lần nữa tính đúng đắn của chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng HCM cũng như sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta vào thực tiễn đất nước. Nghiên cứu quan điểm lịch sử về việc phát triển nền KTTT ở nước ta là rất quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Hơn nữa, trong bối cảnh của tình hình thế giới hiện nay đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng HCM, phải bảo vệ , phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng HCM vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
    Được sự hướng dẫn của thầy, em đã hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !
     
Đang tải...