Tiểu Luận Kinh tế thị trường, định hướng xhcn ở việt nam thực trạng, tiến trình và triển vọng

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG, TIẾN TRÌNH VÀ TRIỂN VỌNG


    A. PHẦN MỞ ĐẦU​
    Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ còn phổ biến tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đó là con đường mới mẻ, đầy khó khăn thử thách. Trong tình hình thế giới đầy biến động phức tạp, khi mà cục diện thay đổi, một loạt các nước XHCN sụp đổ như Liên Xô và các nước Đông Âu. Khi mà phe xã hội chủ nghĩa gần như sụp đổ thì Việt Nam là một trong số rất ít các nước còn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
    Trong qúa trình đó, nước ta gặp không ít trở ngại, thử thách tưởng chứng như không thể vượt qua. Cùng với những thành tựu, tiến bộ đáng kể trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thì cũng có không ít yếu kém do sai lầm khuyết điểm gây ra. Để khắc phục những khó khăn và sai lầm đó, Đảng ta đã lần lượt khắc phục, đổi mới trong các lần đại hội Đảng.
    Bắt đầu là đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ đổi mới. Đến đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định: chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất. Đó là mô hình tổng quát của nền kinh tế nưcớ ta trong qúa trình quá độ đi lên con đường xã hội chủ nghĩa.
    Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội, một mô hình kinh tế được đại hội IX của Đảng xác định trong con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    Ngay từ đại hội Đảng năm 1986, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá:
    Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


    B. PHẦN NỘI DUNG​ Kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một kiểu tổ chức kinh tế, vừa dựa trên nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi nguyên tắc và bản chất của xã hội.
    Kinh tế thị trường chính là kinh tế hàng hoá. Kinh tế thị trường là khái niệm phản ánh trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hoá.
    Trong thời kì quá độ lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, kinh tế hàng hoá cũng như kinh tế thị trường tồn tại và phát triển là một tất yếu khách quan.
    Điều kiện đầu tiên đó là sự phân công lao động. Đây là cơ sở tồn tại và phát triển của ngành kinh tế hàng hoá. Nền kinh tế nước ta hiện nay bao gồm nhiều ngành kinh tế khác nhau và đang xuất hiện nhiều ngành nghề mới với trình độ chuyên môn hoá cao hơn. Cao hơn nữa, chuyên môn hoá, và hợp tác háo sản xuất trong một số lĩnh vực đã vượt qua khỏi biên giới quốc gia và mang tính quốc tế. Như vậy, mặc dù còn ở trình độ thấp hơn các nước tư bản phát triển nhưng phân công lao động trong nền kinh tế nước ta hiện nay đã là cơ sở của trao đổi và là điều kiện khách quan cho kinh tế hàng hoá hình thành và phát triển.
    Trong thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, nên kinh tế đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh phổ biến là doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tồn tại, hoạt động với tư cách là các chủ thể kinh tế độc lập. Trong điều kiện đó, sự trao đổi sản phẩm giữa các chủ thể kinh tế với nhau trên thị trường dưới hình thức tái hàng hoá thông qua mua bán là một tất yếu khách quan.
    Thực tiễn lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam cho thấy một thời đã áp dụng mô hình kinh tế chỉ huy - tập trung - quan liêu - bao cấp, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài mà nguyên nhâ chủ yếu là do phủ nhận quan hệ hàng hoá - tiền tệ, phủ nhận kinh tế thị trường. Lối ra duy nhất để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta, chỉ có thể là chuyển đổi mô hình kinh tế cũ sang mô hình kinh tế mới - kinh tế thị trường. Kết quả hơn 15 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và đưa lại những thắng lợi to lớn. Điều đó càng khẳng định sự tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá là hoàn toàn khách quan bởi những lợi ích to lớn của nó như : năng động, hiệu quả, kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống dân cư. Chính vì thế mà Đảng ta đã khẳng định:
     
Đang tải...