Luận Văn Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hệ thống các loại thị trường trong nền kinh tế thị

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. LỜI MỞ ĐẦU
    Khi Liên Xô và các nước XHCH Đông Âu sụp đổ, các thế lực đối nghịch đó hớ hửng cho rằng: “CHXH là sai lầm của lịch sử, CNTB là chế độ xó hội vĩnh hằng ”. Ở nước ta hồi đó đó khụng ớt người có phù hoạ với những luận điểm trên đây của các thế lực đó. Họ kêu gọi Đảng ta từ bỏ con đường XHCN cho rằng điều đó là trái qui luật phát triển của xó hội loài người, là ảo tưởng và khẳng định đất nước phải phát triển theo con đường TBCN .Họ mỉa mai: " CNTB đâu có chết mà chỉ thấy CHXH chết mà thôi "
    Đứng trước tình hình đó Đảng và nhà nước ta đã quyết định vẫn theo đuổi con dường xây dựng đất nước theo con đường XHCN nhưng theo cách riêng, mô hình riêng, không tiếp tục dấn theo dấu xe đổ của CNXH Liên Xô và các nước đông âu. đó là mô hình XHCN theo cơ chế thị trường.
    Đất nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH, xây dựng CNXH tạo nên sự biến đổi về chất của xã hội trên các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, tất yếu phải trải qua thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ.
    Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN , đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN . Đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
    Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế định hướng XHCN , chúng ta phải nhận thức rõ vấn đề này yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn. Định hướng XHCN trong sự phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta là một tất yếu khách quan. Bởi Nhà nước ta có vai trò điều tiết kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội trên cơ sở nền công nghiệp hiện đại tạo ra bước chuyển mạnh về cơ cấu kinh tế. Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất kinh tế của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối.

















    B. NỘI DUNG

    I. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
    1. Quan niệm về kinh tế thị trường
    Lịch sử loài người đã chứng kiến sự phát triển bùng phát của kinh tế hàng hóa, sự hình thành của kinh tế thị trường dưới chủ nghĩa tư bản mà từ đó rút ra khái niệm về kinh tế thị trường:
    Kinh tế thị trường là hình thức phát triển cao của kinh tế hàng hóa trong đó từ sản xuất đến tiêu dùng đều thông qua thị trường. Hay nói cách khác, kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa vận động theo cơ chế thị trường và trong đó mọi quan hệ kinh tế đều được tiền tệ hóa.
    Kinh tế thị trường có 5 đặc trưng chung:
    - Một là: kinh tế thị trường luôn chịu sự chi phối từ những quy luật vốn có của nền kinh tế hàng hóa như là: quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh Điển hình như quy luật cung - cầu vận động theo những quy luật nội tại của nó cũng như có sự ràng buộc chặt chẽ với quy luật khác. Tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, cung cầu tự vận động, tự xác định điểm cân bằng qua rất nhiều biến động trên và dưới điểm cân bằng đó. Trong thực tế của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn luôn phải tìm hiểu "cầu thị trường" để từ đó có một kế hoạch tốt cho việc đáp ứng những nhu cầu của người tiêu dùng.
    Căn cứ vào thị trường, các doanh nghiệp sẽ quyết định: sản xuất gì? sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai?
    - Hai là: nhờ có kinh tế thị trường mà các chủ thể kinh tế có tính tự chủ cao. Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể luôn có sự cạnh tranh để xác định giá cả và sản lượng hàng hóa. Quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là quan hệ bình đẳng, thuận mua vừa bán. Vì vậy thị trường đòi hỏi ở các doanh nghiệp tính năng động, sáng tạo trong kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến. Điều đó góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng.
    - Ba là: sự hình thành giá cả thị trường do thị trường xác định là chủ yếu. Trên thị trường, giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, là công cụ quan trọng thông qua cung - cầu để kích thích và điều tiết của các chủ thể kinh tế tham gia thị trường. Sự biến động của cung - cầu kéo theo sự biến động của giá cả thị trường và ngược lại giá cả thị trường cũng điều tiết cung - cầu. Vì vậy, người bán và người mua thông qua thị trường để xác định giá cả.
    - Bốn là: trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là tất nhiên. Cạnh tranh là thuộc tính của nền kinh tế thị trường . Bởi các chủ thể kinh tế tham gia thị trường để giành giật những điều kiện kinh tế thuận lợi thì phải cạnh tranh gay gắt với nhau. Trong cuộc cạnh tranh đó tất yếu có người được và người thua. Nếu doanh nghiệp nào biết nắm bắt được nhu cầu thị trường dự đoán được giá cả, biết cách tổ chức kinh doanh một cách năng động, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thị trường mới có thể tồn tại ngược lại sẽ bị phá sản. Đồng thời các doanh nghiệp phải phân biệt được cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là sự cạnh tranh tiến hành trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và bằng những biện pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, số lượng, chất lượng hàng hóa, dịch vụ bằng tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông để nâng cao mức lợi nhuận. Cạnh tranh lành mạnh là động lực của sự phát triển kinh tế thị trường.
     
Đang tải...