Tiểu Luận Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU






    Để thực hiện mục tiêu tiến nhanh và chắc lên nền lên nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và để phù hợp với xu hướng kinh tế toàn cầu trong thời đại mới, đất nước Việt Nam đã và đang tiếp tục quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung với tính chất quan liêu, bao cấp đã phủ nhận các quy luạt kinh tế khách quan nên đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong một thời gian dài. Khi chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các hoạt động kinh tế không bị ràng buộc bởi các hàng rào kế hoạch hoá pháp lệnh, sự vận động của nền kinh tế tuân theo các quy luật kinh tế khách quan: quy luật kinh tế thị trường. Sự chuyển đổi đó đã ảnh hưởng tới các quan hệ sản xuất, phân phối bên trong nền kinh tế Việt Nam, trong đó có phạm trù tài chính.
    Toàn nhân loại đang bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế tri thức, của sự giao lưu và hội nhập về các mặt của đời sống xã hội, trong đó có kinh tế. Việt Nam là một thành viên của nền kinh tế thế giới, nên cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu hướng toàn cầu hoá. Do đó, việc xây dựng một nền tài chính tích cực, năng động, có hiệu quả và giao lưu tài chính quốc tế mở rộng là hết sức quan trọng và cần thiết để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường lên chủ nghĩa cộng sản.
    Để thực hiện được việc xây dựng một nền tài chính ổn định, vững mạnh và phù hợp với hoàn cảnh cũng như định hướng của quốc gia thì vấn đề tìm hiểu và nhận thức đúng cơ sở lý luận của tài chính trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt lõi, mở đường cho việc đề ra các quan điểm và chính sách để Nhà nước sử dụng các công cụ tài chính vào việc điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, cũng như xây dựng một nền tài chính tích cực, hội nhập vào nền tài chính quốc tế.

    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 2
    I. Bản chất và chức năng 2
    1. Bản chất của tài chính 2
    2. Chức năng của tài chính 6
    3. Vai trò của tài chính trong điều chỉnh vĩ mô 9
    II. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 11
    1. Sự cần thiết phải chuyển nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường 11
    2. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
    Việt Nam 12
    III. Các công cụ tài chính trong điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường
    định hướng xã hội chủ nghĩa 14
    1. Ngân sách Nhà nước 14
    2. Thuế 21
    3. Tiền tệ - tín dụng 26
    4. Dự trữ tài chính Quốc gia và bảo hiểm 29
    IV. Đổi mới công tác tài chính 30
    1. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ luật tài chính và tăng cường pháp chế tài
    chính trong đổi mới cơ chế quản lý tài chính đất nước 30
    2. Nâng cao tiềm lực tài chính quốc gia, bảo đảm chiến lược tăng trưởng
    kinh tế nhanh chóng, bền vững 31
    3. Kết quả đổi mới công tác tài chính trong thời gian qua 34
    KẾT LUẬN 36
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...