Tiểu Luận Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề án Kinh tế chính trị: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


    LỜI MỞ ĐẦU


    Sau nhiều năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bằng sự nỗ lực sáng tạo của quần chúng, các ngành, các cấp, chúng ta đã vượt qua được khủng hoảng, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế tăng trưởng nhanh; chính trị ổn định, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tận dụng nguồn vốn và công nghệ, phát huy nội lực đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bộ mặt kinh tế- xã hội thay da đổi thịt hàng ngày; đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đó là do đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đang và Nhà nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lí của Nhà nước. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được Đại hội Đảng XI, XII đề cập đến là một mô hình phát triển kinh tế: Đó là nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến đại hội Đảng XIII thì đó là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản là một nội dung quan trọng trong mục tiêu chiến lược 20 năm 2001- 2020 của đại hội Đảng IX.
    Ngày nay, không ai phủ nhận vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của kinh tế hàng hoá và kinh tế thị trường trong quá trình phát triển nền sản xuất xã hội, phát triển lực lượng sản xuất xã hội; không ai phủ nhận sự tồn tại khách quan của kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường trong nhiều chế độ xã hội khác nhau; không ai còn ngây thơ cho rằng kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản. Đảng ta khẳng định: “ Sản xuất hàng hoá không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng”. Tuy nhiên do kinh tế thị trường có tính hai mặt của nó cho nên trong thực tế, việc nhận thức cho đúng tính tất yếu khách quan, đặc điểm cũng như những giải pháp cho kinh tế thị trường trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là vấn đề vô cùng cần thiết, quan trọng của mỗi người dân đặc biệt là đối với những sinh viên kinh tế chúng em.
    Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc vận dụng nó trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề hết sức cần thiết có ảnh hưởng to lớn đến việc phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này không chỉ trang bị cho chúng ta những kiến thức lí luận, thực tế mà còn giúp ta nắm vững tư tưởng của Đảng, Nhà nước. Hơn thế nữa nó còn giúp cho ta tránh được những bước đi sai lệch do hạn chế về hiểu biết.

    Đề án Kinh tế chính trị: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
    Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Trang - Lớp QTKD Thương Mại 44A


    MỤC LỤC


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 3
    1. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 3
    1.1. Quan niệm về kinh tế thị trường 3
    1.2. Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 3
    2. Những đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 6
    2.1. Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một mô hình kinh tế tổng hợp trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Nó là sự kết hợp giữa chung (KTTT) và cái đặc trưng (định hướng XHCN) 6
    2.2. Mục đích phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN 8
    2.3. Kinh tế thị trường định hướng XHCN dựa trên nhiều quan hệ sản xuất về tư liệu sản xuất, có nhiều thành phần kinh tế 10
    3. Thực trạng và những giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 15
    3.1. Thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 15
    3.2. Mục tiêu phấn đấu và các giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 17
    KẾT LUẬN 21
    Tài liệu tham khảo 22
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...