Tiểu Luận Kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ​MỞ ĐẦU​
    Đại hội IX của Đảng diễn ra trong cảnh mở đầu thế kỷ và thiên niên kỷ mới, với tình hình trong nước và thế giới khá đặc biệt, có nhiều cơ hội, thuận lợi đối với sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức và nguy cơ. Đảng ta tiếp tục xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt. Để hoàn thành nhiệm vụ trung tâm thì việc nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý Nhà nước về kinh tế để đủ sức quản lý một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.


    I. KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
    1.Khái niệm:
    Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán hàng hoá, phản ánh phân công lao động xã hội. Ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá thì ở đó và khi ấy có ”thị trường”. Quy mô của thị trường phù hợp với trình độ chuyên môn hoá của lao động xã hội.
    Kinh tế thị trường chịu sự điều tiết tự phát của các quy luật kinh tế khách quan được gọi là kinh tế thị trường tự do. Trong kinh tế thị trường tự do, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào sự phát triển kinh tế, nhưng vẫn phải tạo môi trường pháp lỹ cho sự cạnh tranh tự do lành mạnh thông qua các đạo luật.
    Các cuộc khủng hoảng kinh tế đã chứng tỏ rằng khi tính chất xã hội hoá sản xuất đã phát triển đến một trình độ nhất định thì nền kinh tế thị trường tự do không thể tự đảm bảo sự phát triển hài hoà, do đó đòi hỏi phải có sự điều tiết của Nhà nước để khắc phục những khuyết tật và phát huy những tác động tích cực của kinh tế thị trường. Nhưng sự can thiệp thái quá của Nhà nước đến mức triệt tiêu tính năng động của kinh tế thị trường đã dẫn đến ra đời mô hình kinh tế chỉ huy. Trong thực tế đã chứng tỏ cả hai mô hình này đều không có hiệu quả, bởi vậy hầu hết các nước trên thế giới đều chuyển sang mô hình kinh tế hỗn hợp, nghĩa là kết hợp “bàn tay vô hình” của kinh tế thị trường tự do với “bàn tay hữu hình”, tức sự điều tiết hay quản lý của Nhà nước.
    Nền kinh tế nước ta cũng vậy, Đảng ta chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận động theo các quy luật của thị trường, trong đó quy luật giá trị giữ vai trò chi phối và được biểu hiện bằng quan hệ cung cầu trên thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...