Luận Văn Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Nhận thức đúng đắn về vai trò chiến lược, tầm quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN là một vấn đề quan trọng, nhưng việc nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình thực tế kinh tế tập thể của cả nước nói chung còn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay. Bởi vì, chỉ có trên cơ sở thực tế khách quan ấy, Đảng và Nhà nước mới đề ra những giải pháp thích hợp, tích cực nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế tập thể ngang tầm nhiệm vụ và sứ mệnh loại hình kinh tế này. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ:
    “Tiếp tục đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể. Tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể để khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã cổ phần ." [8, tr.236].
    Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, với tiềm năng đất đai hiện có, tương lai phát triển của ngành nông nghiệp Quảng Trị là chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với hệ sinh thái của mỗi vùng: thoát dần độc canh cây lúa theo hướng đa dạng hóa cây trồng, tăng nhanh sản xuất cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi. Do vậy, phải quan tâm phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp.
    Từ sau khi thực hiện Chỉ thị 68/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII về chuyển đổi hoạt động của HTX nông nghiệp theo Luật HTX. Ở tỉnh Quảng Trị đã có bước chuyển biến về số lượng và chất lượng hoạt động của HTX thích ứng với cơ chế thị trường, góp phần phát triển kinh tế hộ, trên 90% số HTXNN kinh doanh có lãi.
    Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số HTX tồn tại hình thức, nhiều HTX lúng túng trong hoạt động SX-KD, năng lực nội tại còn hạn chế chưa tương xứng vai trò, vị trí tiềm năng của nó. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XIV nhiệm kỳ (2005-2010) đánh giá: “Kinh tế hợp tác, HTX từng bước chuyển đổi theo luật và thích ứng dần với cơ chế thị trường” nhưng “Kinh tế hợp tác và phong trào xây dựng HTX kiểu mới, nhất là đối với HTX trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chưa được đầu tư đúng mức, chất lượng chuyển đổi trong hoạt động của các HTX còn nặng hình thức, hiệu quả chưa cao” [ 4, tr.25].
    Do vậy, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm của những mô hình HTX hoạt động có hiệu quả, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đang đặt ra về kinh tế tập thể trong nông nghiệp mà nòng cốt là các HTX kiểu mới ở tỉnh Quảng Trị là một vịêc làm thiết thực, cấp bách mà thực tiễn đang đặt ra góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở nước ta hiện nay.
    Với lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Kinh tế tập thể trong nông nghiệp ở tỉnh Quảng Trị” làm luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế - Chính trị nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
    2. Tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài:
    Đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể là vấn đề lớn, mang tính chiến lược luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Sự quan tâm đó thể hiện thông qua đường lối, chủ trương chính sách và sự đầu tư nhiều mặt của Đảng và Nhà nước cho khu vực kinh tế tập thể và HTX.
    Trong quá trình cách mạng XHCN ở nước ta, đặc biệt từ khi có Chỉ thị 68/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII và Luật HTX (ban hành năm 1996) về chuyển đổi hoạt động của HTX nông nghiệp cho đến nay được nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ, phạm vi và mức độ khác nhau, cụ thể như:
    - Nguyễn Văn Bính, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001): “Kinh tế hợp tác - HTX ở Việt Nam - Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
    - Hồ Văn Vĩnh (2004): Cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình phát triển HTX nông nghiệp ở nước ta. Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Vũ Văn Phúc (2004) “Vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI.
    - Phạm Thị Cầm, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003) “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nước ta hiện nay” Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    - Nguyễn Thanh Hà (2000) “Kinh tế hợp tác trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Trần Minh Tâm (2000) về “Phát triển kinh tế hợp tác ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Lưu Văn Tiền (2000) về “Phát triển kinh tế hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở tỉnh Vĩnh Long”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Đặng Hùng Anh “Phát triển kinh tế hợp tác nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang", Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    - Nguyễn Huy Oánh (2005) “Tìm hiểu quan điểm của Mác-Ănghen, Lênin về sở hữu tập thể và kinh tế tập thể”, Thông tin những vấn đề kinh tế chính trị học, số 05, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    - Kỷ yếu khoa học đề tài cấp bộ năm 2003 - 2004 “Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    Các công trình đã đề cập đến vấn đề HTX với những nội dung chủ yếu như:
    - Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế hợp tác và HTX.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động của kinh tế hợp tác và HTX trước và sau đổi mới nói chung và sau khi thực hiện chuyển đổi HTX nói riêng, đánh giá việc thực hiện luật HTX của một số địa phương và trên phạm vi cả nước.
    - Phân tích những đặc trưng của mô hình HTX kiểu mới, trình bày những kinh nghiệm hoạt động và những kiến nghị, giải pháp, chính sách cụ thể về phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt HTX nông nghiệp.
    - Dự báo sự vận động, phát triển HTXNN trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI.
    Nhưng tỉnh Quảng Trị cho đến nay chưa có một đề tài nào tập trung nghiên cứu cụ thể về hoạt động của kinh tế tập thể nói chung và HTX nông nghiệp nói riêng. Vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả muốn kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình trên, đồng thời vận dụng tinh thần Nghị quyết TW 5 khóa IX và Luật HTX 2003 vào nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, từ đó đề xuất những kinh nghiệm các mô hình HTX hoạt động có hiệu quả và những giải pháp tiếp tục phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
     
    HO THI QUYNH thích bài này.
Đang tải...