Tiểu Luận Kinh tế phát triển - Tình hình kinh tế VN

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chín tháng đầu năm 2005, ước tính GDP của Việt Nam tăng 8.1% so với năm trươc nhờ sự cất cánh của kết quả kinh tế trong quý 2 và quý 3. GDP do khối công nghiệp tạo ra đạt mức tăng 10%, trong đó các ngành sản xuất tăng thêm 11%. Khối xây dựng với kết quả tăng tốc đặc biệt trong quý 3/2005 đã đạt mức tăng trưởng của 09 tháng đầu năm 2005 là 8.9% nếu quy ra mức tăng của cả năm so với năm trước. Khu vực dịch vụ cũng đạt kết quả tăng trưởng đáng kể trong quý 2 và 3. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh là thương mại bán lẻ và các phân ngành liên quan tới du lịch như khách sạn, nhà hàng và vận tải.


    Sản xuất công nghiệp của 10 tháng đầu năm 2005 tính theo giá trị sản lượng tăng 16.7% nếu quy ra mức tăng của cả năm so với năm trước. Giá trị sản lượng của khu vực kinh tế tư nhân tăng 24.5%, tiếp đến là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với mức tăng 18.4% và khu vực kinh tế Nhà nước chỉ tăng 9.1%. Sản xuất nông nghiệp đầu năm 2005 vẫn tăng thêm 4.1% mặc dù dịch cúm gia cầm lan rộng và tình trạng hạn hán xảy ra ở nhiều vùng trong cả nước. Các chỉ số tiêu dùng và đầu tư trong nước cũng thể hiện những mức tăng rất cao. Chỉ số bán lẻ từ tháng 01 tới tháng 10 tăng 20% nếu quy ra mức tăng của cả năm so với năm trước.
    Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết tính đến cuối tháng 10/2005 tăng lên tới mốc 4.6 tỷ đô la sau khi đạt được 4.2 tỷ đô la cộng dồn trong 7 năm vừa qua. Trong số 4.6 tỷ đô la có 2.98 tỷ đô la vốn cam kết mới và 1.6 tỷ đô la vốn đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
    1.2 Xuất khẩu thuận lợi nhờ giá hàng xuất khẩu tăng:
    Mười tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng 21.9% nếu quy ra mức tăng của cả năm so với năm trước. Dầu thô vẫn là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Giá dầu thế giới tăng cao đã góp phần tăng giá trị xuất khẩu dầu thô thêm 33.5% nếu quy ra mức tăng của cả năm so với năm trước tuy rằng lượng dầu thô xuất khẩu lại giảm đi 7.2% so với năm 2004. Xuất khẩu các mặt hàng chủ đạo khác như gạo, cà phê, cao su và than đá cũng gặp thuận lợi nhờ vào giá tăng trong năm 2005.
    Dệt may, sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, sau nữa đầu năm 2005 với tình hình xuất khẩu khá bình lặng đã phục hồi mạnh mẽ trong quý 3/2005 và đạt tăng trưởng trong 10 tháng đầu năm 2005 là 7.2% nếu quy ra mức tăng của cả năm so với năm trước. Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn tiếp tục bị Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch. Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam còn vướng mắc khá nhiều vấn đề liên quan tới phân bổ hạn ngạch trong nước.
    Tuy nhiên, hàng xuất khẩu của Việt Nam còn phải đối mặt với môi trường đầy biến động do ảnh hưởng của các vụ việc điều tra chống phá giá.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...