Tiểu Luận Kinh tế phát triển tỉnh Hải Hậu

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I-MỞ ĐẦU


    Hải Hậu là một trong những vựa lúa của Nam Định cũng như vùng đồng bằng sông Hồng. Đây là một trong những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha. Hải Hậu khá nổi tiếng với gạo tám, nếp hương, dự, v.v . Kinh tế của Hải Hậu khá đa dạng, gồm nông nghiệp (trồng lúa), đánh bắt và chăn nuôi thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ (nghề mộc), làm muối, cây cảnh và đặc biệt là du lịch. Huyện Hải Hậu phát triển du lịch tại bãi tắm Thịnh Long. Ngoài ra cảng Thịnh Long cũng đóng vai trò trong phát triển kinh tế của huyện. Bốn xã được coi là mũi nhọn trong nền kinh tế Hải Hậu là thị trấn Cồn - nơi có chợ Cồn là trung tâm của cả vùng, thị trấn Thịnh Long, thị trấn Yên Định - là trung tâm huyện và xã Hải Giang, Hải Phong, Hải Ninh nơi có những cánh đồng lúa tám thơm đặc sản Hải Hậu. Bờ biển Hải Hậu còn có các cánh đồng muối. Người dân ở đây cũng tham gia đánh bắt hải sản. Ngoài ra, vào lúc nông nhàn người dân cũng đi làm ở các nơi đem lại một nguồn thu nhập quan trọng trong mỗi gia đình.


    Hải Hậu là một trong ba huyện giáp biển. Phía Đông giáp huyện Giao Thủy và biển Đông; phía Tây giáp huyện Nghĩa Hưng, Trực Ninh; phía Nam giáp biển Đông; phía Bắc giáp huyện Trực Ninh. Sông Ninh Cơ là ranh giới tự nhiên giữa Hải Hậu với Nghĩa Hưng. Hải Hậu có đường bờ biển dài 32km. Hiện nay huyện Hải Hậu có 35 đơn vị hành chính (ba thị trấn, 32 xã), tổng diện tích tự nhiên theo đơn vị hành chính là 23.014,48ha.


    Những năm gần đây, Hải Hậu đang phải đối mặt với những bất cập trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế các ngành nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng do sự chậm trễ, chưa cân đối, thiếu đồng bộ và hiệu quả thấp. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sản xuất còn mang nặng tính tự cung tự cấp, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn ít và tự phát, cơ cấu sản xuất nông nghiệp có phần chưa hợp lý, chưa thực sự gắn với thị trường tiêu thụ và quy hoạch để hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Một số chủ trương, đề án, mô hình phát triển cây con có giá trị kinh tế cao thực hiện chậm, chưa được kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng.


    Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích đánh giá đúng thực trạng và góp phần tìm các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế miền biển và nâng cao thu nhập cho người dân Hải Hậu một cách bền vững.




    II-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...