Tiểu Luận KInh tế nông nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KINH TẾ NÔNG NGHIỆP.
    Câu 1: Đặc điểm và vai trò của ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp ?
    1. Đặc điểm:
    + Ruộng đất là một tư liệu sản xuất đặc biệt, bởi nó vừa có tính chất của tư liệu lao
    động. Ruộng đất là đối tượng lao động vì con người tác động vào ruộng đất để làm nó
    tốt hơn. Nếu nhìn dưới góc độ con người thông qua ruộng đất để truyền dẫn tác động
    của mình vào các đối tượng sinh vật nhằm tạo ra nông sản, thì ruộng đất là tư liệu lao
    động. Ruộng đất mang cả tính chất của đối tượng lao động và tư liệu lao động nên là
    một loại tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp.
    + Ruộng đất được coi là một loại tài sản cố định. Loại tài sản cố định này có sự khác
    biệt với loại tài sản cố định thông thường khác ở chỗ:
    _ Ruộng đất không chịu ảnh hưởng của qui luật hao mòn vô hình, hơn nữa giá trị
    của nó lại có xu hướng tăng lên.
    _ Nhìn chung các tài sản cố định thông thường khi đã qua sử dụng, dù có được sữa
    chữa hay hiện đại hóa thì sức sản xuất cũng kém dần đi. Tuy nhiên, nếu được sử dụng
    hợp lý, thì sức sản xuất ngày càng tăng. Sức sản xuất của ruộng đất được biểu hiện ở
    độ màu mỡ của đất.
    + Ruộng đất có vị trí cố định trên bề mặt trái đất, gắn bó chặt chẽ với nguồn nước, khí
    hậu và hệ động thực vật đặc trưng. Đặc điểm này cùng với tài chính không đồng đều
    về độ màu mỡ của đất là một trong những yếu tố qui định tính khu vực của sản xuất
    nông nghiệp.
    2. Vai trò:
    + Vai trò của đất đai trong nông nghiệp đặc biệt quan trọng vì để tạo ra một đơn vị
    giá trị trong nông nghiệp thường phải sử dụng diện tích đất lớn hơn các ngành sản
    xuất khác.
    + Ruộng đất không chỉ đóng vai trò là địa bàn tổ chức sản xuất mà còn là nguồn cung
    cấp chất dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng.
    Câu 2: Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá ruộng đất:
    + Đánh giá về qui mô đất nông nghiệp: người ta thường sử dụng 3 chỉ tiêu:
    _ Tổng diện tích đất nông nghiệp.
    _ Diện tích đất nông nghiệp bình quân lao động.
    _ Diện tích đất nông nghiệp bình quân nhân khẩu.
    + Đánh giá về mặt bố trí sử dụng: người ta thường dùng các chỉ tiêu về cơ cấu diện
    tích ( có thể tính cho diện tích canh tác hoặc diện tích gieo trồng). Chỉ tiêu này được
    tính bằng phần trăm đất nông nghiệp dùng cho các mục đích trên tổng diện tích nông
    nghiệp.
    + Đánh giá việc tận dụng đất nông nghiệp trong ngành trồng trọt, người ta dùng chỉ
    tiêu hệ số sử dụng ruộng đất. Hệ số sử dụng ruộng đất được tính bằng tỷ số diện tích
    gieo trồng trong một năm và diện tích canh tác. Diện tích canh tác của một thửa ruộng
    chính là diện tích tự nhiên của thửa ruộng đó.
    + Đánh giá hiệu quả sử dụng đất:
    _ Năng suất cây trồng: tính bằng tổng khối lượng sản phẩm sản xuất ra trên một đơn
    vị diện tích trong một vụ.
    _ Năng suất ruộng đất: chỉ tiêu này được tính dưới hai hình thức:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...