Luận Văn Kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài : Kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền KTTT định hướng XHCN ở VN

    Đề tài
    kinh tế Nhà nước và vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế
    thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam











    Hà Nội 2 - 2002
    LỜI NÓI ĐẦU
    Vai trò quản lý của nhà nước về kinh tế bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp lao động chung vả do tính chất xã hội hoá của sản xuất quyết định. lực lượng sản xuất càng phát triển,trình độ xã hội hoá của sản xuất càng cao thì phạm vi thực hiện vai trò này càng cần thiết và mức độ đòi hỏi của nó ngày càng chặt chẽ.
    Trong quá trình phát triển của lịch sử, xã hội nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau kế tiếp từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn lịch sử và một hình thái kinh tế xã hội. Trong bất cứ hoạt động kinh tế nào đều có vai trò chủ quan của con người điều khiển quá trình kinh tế đó hoạt động theo một cơ chế quản lý kinh tế nhất định, Đó là tổng thể các phương pháp, các hình thức kinh tế, các công cụ kinh tế mà người ta tác động vào kinh tế nhằm đảm bảo cho nó hoạt động theo một phương hướng nhất định.
    Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ trương chiến lược lâu dài, đúng đắn của Đảng và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Sự thành công này là do công sức đóng góp to lớn của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của nhà nước.
    Thực tế lịch sử cho thấy ở mọi nước, quản lý nhà nước về kinh tế là một yếu tố có tính chất quyết định đối với sự phát triển của Đất nước. Quản lý Nhà nước muốn thành công phải nhân thức và tuân thủ đúng yêu cầu các quy luật khách quan có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của đất nước. Đây là một quá trình nhận thức không ngừng, phức tạp và khó khăn, vì thế các kiến thức quả lý Nhà nước về kinh tế đối với sinh viên khối kinh tế là một trong những mảng không thể thiếu. Vì sự cần thiết đó nên em đã chọn đề tài này với hy vọng sẽ cung cấp phần nào kiến thức cơ bản về vần đề quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế mới.
    I. LỊCH SỬ VỀ VAI TRÒ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC.
    Trong tiến trình lịch sử phát triển, sự ra đời của Nhà nước chậm hơn sự ra đời của xã hội vì nhà nước chỉ được tạo lập ra từ một xã hội nhất định. Con người, ngay từ buổi ban đầu đã biết quy tụ nhau thành bầy nhóm để tồn tại, bảo đảm an toàn và tiến hành các hoạt động sống. Dần dần, cộng đồng sinh tồn đó cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất được tổ chức ngày càng chặt chẽ và tạo thành các xã hội với các hoạt động đa dạng, phong phú trên nhiều lĩnh vực.
    Xã Hội : là một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con người, có đời sống kinh tế và văn hoá chung, cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển của lịch sử.
    Các hoạt động của con người bao gồm các hoạt động về kinh tế , xã hội,về văn hoá, các hoạt động bảo đảm an ninh, trong môi trường sinh thái. Các quan hệ của con người trong xã hội bao gồm quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất trực tiếp, trong phân phối, trong trao đổi, tiêu dùng.Các mối quan hệ này phải tuân theo các quy tắc chung nhất định gọi là "quy tắc xử sự chung".
    Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ: những quy tắc xử sự chung ấy hình thành một cách tự phát, xuất phát từ lợi ích chung của xã hội; hình thức biểu hiện của nó là các phong tục tập quán, các nghi lễ . được thực hiện bằng sự tự giác của mỗi người.
    Sau khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ bị tan vỡ, xã hội loài người phân chia thành giai cấp, xuất hiện sự đối lập về kinh tế giữa các nhóm. Sự đấu tranh giữa họ ngày càng trở nên gay gắt không thể điều hoà, đòi hỏi phải có một tổ chức mới có khả năng dập tắt những cuộc xung đột - đó là tổ chức Nhà nước.
    Như vậy, Nhà nước chỉ ra đời khi việc sản xuất và văn minh xã hội phát triển đạt đến một trình độ nhất định, cùng với sự phát triển đó là sự xuất hiện chế độ tư hữu, sự xuất hiện giai cấp trong xã hội. Nhà nước về thực chất là một thiết chế quyền lực chính trị, là cơ quan thống trị giai cấp, duy trì và phát triển xã hội.
    Các Nhà nước chủ nghĩa xã hội về cơ bản là đại diện cho quyền lợi thiểu số giai cấp thống trị giầu có nhằm bóc lột, nô dịch đại đa số nhân dân lao động trong và ngoài nước.
    Trong lĩnh vực kinh tế, cùng với việc chuyển biến mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền ở các nước tư bản phát triển, để giải quyết những hiện tượng kinh tế mới nảy sinh đã có nhiều lý thuyết về vai trò thực tế của Nhà nước trong việc điều chỉnh nền kinh tế thị trường. Các lý thuyết khác nhau về chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế được hình thành và góp phần nhất định trong việc đạt tới những thành quả phát triển kinh tế.
    Ở giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển chủ nghĩa tư bản, các lý thuyết tư bản đã chứng minh sự ra đời và sứ mệnh mệnh tiến bộ của phương thức sản xuất Tư Bản chủ nghĩa và chống lại chế độ phong kiến. Từ cuối thế kỷ XVIII- XIX, trường phái cổ điển và tân cổ mới chỉ coi Nhà nước Tư bản là người canh gác bảo vệ tài sản cho chủ nghĩa Tư bản. Họ ủng hộ cho chủ nghĩa Tư bản, cho nguyên tắc tự do kinh tế, chưa nhìn thấy vai trò điều chỉnh kinh tế của Nhà nước.
    Adam Smith (1723- 1790), một nhà kinh tế học người Anh cho rằng hoạt động kinh tế của con người là hoạt động tự do, do "bàn tay vô hình" hay quy luật kinh tế khách quan chi phối.
    Nhưng rồi chủ nghĩa tư bản càng phát triển càng bộc lộ rõ nhiều mâu thuẫn và ngược lại không những mâu thuẫn về giai cấp mà cả mâu thuẫn giữa các giai đoạn quá trình tái sản xuất, mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế . làm xuất hiện tính khủng hoảng chu kỳ của nền kinh tế. Trước đòi hỏi thực tiễn, các nhà kts đã đưa ra các học thuyết khác nhau để lý giải mâu thuẫn và tìm đến vai trò của Nhà nước trong việc điều chỉnh các mâu thuẫn nhằm giải quyết mất cân đối trong quá trình tái sản xuất và giảm nhẹ các cuộc khủng hoảng mang tính chất chu kỳ.
    L. Walras: Nhà kinh tế học người Pháp đưa ra lý thuyết "cân bằng tổng quát giữa các thị trường" và khuyến nghị Nhà nước cần tiến hành dự báo và can thiệp tích cực vào quá trình sản xuất, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, hạn chế đầu cơ, ổn định giá phù hợp tiền lương.
    B.Clark, trong lý thuyết "Năng suất tối đa", cho rằng việc mở rộng sản xuất và thay đổi cơ cấu kinh tế tích cực sẽ làm tăng thu nhập cho cả nước và Nhà nước cần đóng vai trò tích cực trong việc khai thác tối đa các yếu tố sản xuất, chống sự độc quyền.
    A. Marsall cho rằng, trong tổng số ngành kinh tế bao giờ cũng có một số ngành vận động theo quy luật thu nhập giảm dần và một số ngành khác theo quy luật tăng dần. Nhà nước cần có biện pháp tích cực (đánh thuế, trợ cấp) với ngành.
     
Đang tải...