Tiểu Luận Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

    Nền kinh tế nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã đề ra đương lối đổi mới toàn diện đất nước, trong đó phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ trương này được Đại hội VII, VIII, IX của Đảng tiêp tục khẳng định và bổ sung, và làm rõ thêm. Trong quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, Đảng ta luôn khẳng định thành phần kinh tế Nhà nước mà cốt lõi là hệ thống doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
    Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, hơn 10 năm qua, từ năm 1991 đến nay, Chính phủ đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới và tiến hành sắp xếp lại thành phần kinh tế quốc doanh nhằm nâng cao hiệu quả của khu vực này. Kết quả là kinh tế nhà nước đã vượt qua những thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước; đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, chuyển sang thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
    Tuy vậy vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường Đại hội xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay vẫn là vấn đề bức xúc. Vì vậy, việc tăng cường nghiên cứu vấn đề này là việc làm hết sức cần thiết. Với ý nghĩa đó, em chọn đề tài “Kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” làm đề tài Đề án kinh tế chính trị của mình. Tuy nhiên do có những hạn chế về trình độ, nhận thức, nguồn thông tin nên những vấn đề được đề cập trong đề án này không tránh khỏi những thiếu sót.
    Với ý thức cầu thị, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn của thầy về những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn.

    MỤC LỤC
    Mở đầu 1
    Phần nội dung 2
    I. Tính tất yếu của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa . 2

    1. Lý luận chung về kinh tế nhà nước. 2
    2. Tính tất yếu giữ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. 3
    3. Vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. 5
    3.1. Tính hai mặt trong vai trò kinh tế nhà nước. 5
    3.2. Vai trò chính trị của kinh tế nhà nước. 6
    3.3. Vai trò kinh tế xã hội của thành phần kinh tế nhà nước. 7
    II. Thực trạng của kinh tế nhà nước trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta. 11
    1. Những mặt tích cực của kinh tế nhà nước trong thời gian qua. 11
    2. Những mặt tồn tại, hạn chế của kinh tế nhà nước trong thời gian qua. 14
    3. Nguyên nhân hoạt động kém hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước. 18
    III.Phương hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước trong giai đoạn hiện nay. 20
    1. Phương hướng phát triển kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 20
    1.1. Đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước 20
    1.2. Hình thành cơ cấu kinh tế mới và hợp lý hơn trong khu vực DNNN. 21
    1.3. Thắt chặt kỉ luật tài chính và nâng cao tính tự chủ của thành phần kinh tế nhà nước. 21
    1.4. Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước 22
    1.5. Đẩy mạnh công tác giám sát, quản lý các doanh nghiệp nhà nước. 22
    2. Một số giải pháp cơ bản. 22
    2.1. Sắp xếp, cơ cấu lại khu vực KTNN và đối vói bộ máy quản lý. 22
    2.2. Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. 23
    2.3. Thực hiện các biện pháp nhằm làm lành mạnh hóa tài chính trong kinh tế nhà nước . 24
    2.4. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổng công ty nhà nước hình thành một số tập đoàn kinh tế. 25
    2.5. Tích cực áp dụng những quy trình công nghệ và kĩ thuật mới cho thành phần kinh tế nhà nước. 26
    2.6. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý DNNN. 27
    Kết luận 28
     
Đang tải...