Tài liệu Kinh tế lượng nghiên cứu tình huống

Thảo luận trong 'Xác Suất - Thống Kê' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghèo đói và chính sách tác động Ninh Thuận là một tỉnh nghèo nhất trong vùng Đông nam bộ và cũng là tỉnh rất nghèo nếu so với cả nước. Khoảng 3360 km2 diện tích nơi đây bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và miền biển quanh năm chìm trong nắng nóng. Lượng mưa hằng năm thì rất ít nhưng thường có mưa kèm theo bão lớn gây nên lũ lụt. Chính kiểu thời tiết này đã ảnh hưởng xấu đến khả năng sản xuất và đời sống của các hộ dân nơi này, đặc biệt là các hộ sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Đời sống kinh tế Ninh Thuận chủ yếu dựa vào nông nghiệp (tỷ trọng nông, lâm và thủy sản qua các năm thường ở mức xấp xỉ 50% GDP) với hơn 70% lao động làm việc trong khu vực này. Sản phẩm chủ yếu vẫn là cây lương thực như lúa, bắp, đậu. Ngành nuôi tôm ở 2 huyện Ninh Hải và Ninh Phước đã có lúc khởi sắc mang lại thu nhập đáng kể song lại đang bước vào thời kỳ khó khăn do ô nhiễm nguồn nước, thiên tai và dịch bệnh liên miên. Tương tự, ngành chăn nuôi cừu và dê một năm trước còn được xem như cứu cánh của vùng đất này thì nay đang có dấu hiệu chững lại khiến không ít hộ chăn nuôi lâm vào cảnh lao đao do không trả được nợ vay ngân hàng. Công nghiệp sản xuất và dịch vụ du lịch là những bước tiến mới trong chủ trương của tỉnh nhưng chỉ đang ở những bước khởi đầu. Khả năng tìm kiếm một việc làm ổn định ngoài nông nghiệp vì thế cũng rất nhỏ. Khung 1: Việc làm nông nghiệp và mức sống
    Ông Bi, 42 tuổi là chủ hộ của một gia đình có 6 thành viên ở Phước
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...