Luận Văn KINH TẾ KATU TRUYỀN THỐNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Nghiên cứu trường hợp xã A Vương, Tây Giang, Quản

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KINH TẾ KATU TRUYỀN THỐNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Nghiên cứu trường hợp xã A Vương, Tây Giang, Quảng Nam)
    Một nghiên cứu trường hợp ở A vương, xã có 98% dân số là người Katu, thuộc vùng cao tỉnh Quảng Nam, về ảnh hưởng và vai trò của kinh tế truyền thống, góp phần giải quyết những khó khăn đặt ra trong tình hình sản xuất hện nay. Những vấn đề góp phần phác thảo thực trạng ở xã A Vương hiện nay như phân tích ở trên là một trong những thách thức được đặt ra từ tập quán sản xuất không chỉ của địa phương này mà cho cả vùng cao. Công cuộc xoá đói giảm nghèo, chắc chắn sẽ vấp phải nhiều trở lực từ nền sản xuất lạc hậu, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên; xã hội vận hành bởi bộ máy lão quyền, tự quản; quan hệ xã hội đóng kín, phân công lao động theo tự nhiên; sự chi phối mạnh mẽ của những tập tục tín ngưỡng v.v .

    Trong chiến lược phát triển kinh tế, nâng cao mọi mặt đời sống cho đồng bào thiểu số vùng cao, việc lấy hộ gia đình - đơn vị kinh tế cơ sở gắn với từng Vel cụ thể là một nhận thức đúng đắn và có ý nghĩa thiết thực. Việc xem xét Vel với tư cách là một đơn vị kinh tế truyền thống độc lập hoàn chỉnh, sẽ cho ta thấy được sự tác động của yếu tố kinh tế lên các mặt của đời sống xã hội là trực tiếp và rõ ràng. Đồng thời, cách tiếp cận kinh tế làng của tộc người thiểu số từ truyền thống đến hiện đại sẽ cho phép mổ xẻ các mặt tích cực và hạn chế, góp phần quan trọng vào việc hình thành bộ mặt đời sống kinh tế mới. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, khi mà kinh tế truyền thống được xem là một bộ phận của văn hóa làng, một thành tố quan trọng trong phong trào xây dựng đời sống văn ở vùng cao.
     
Đang tải...