Tài liệu Kinh tế học vi mô Lý thuyết và thực hành

Thảo luận trong 'Kinh Tế Vi Mô' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Kinh tế học vi mô: Lý thuyết và thực hành

    LỜI NÓI ĐẦU
    Môn kinh tế học vi mô là một trong các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở của các trường kinh tế. Môn học không chỉ cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cần thiết về các hoạt động kinh tế vi mô trong nền kinh tế thị trường mà c̣n giúp họ bước đầu làm quen với việc tiếp cận và giải quyết những vấn đề kinh tế hiện đại. Trước yêu cầu đổi mới đào tạo cán bộ của Học viện Tài chính, đồng thời giúp cho sinh viên nắm vững nội dung môn học, tập thể giáo viên môn kinh tế học vi mô đă tổ chức biên soạn cuốn sách Kinh tế học vi mô: Lư thuyết và thực hành. Cuốn sách đă đề cập đến những nội dung chủ yếu về lư thuyết và bài tập thực hành của môn học.
    Cuốn sách là công tŕnh tập thể do các giảng viên môn kinh tế học vi mô Học viện Tài chính biên soạn. TS. Hoàng Thị Tuyết và TS. Đỗ Phi Hoài là đồng chủ biên.
    - TS. Hoàng Thị Tuyết viết chương 1 và 7;
    - TS. Đỗ Phi Hoài viết chương 2 và 3;
    - ThS. Nguyễn Xuân Thạch viết chương 4, 5 và 6;
    - ThS. Phan Thị Tiến B́nh và TS. Phạm Thị Thắng viết phần câu hỏi và bài tập.
    Víi mong muốn cuốn sách thực sự hữu Ưch đối với sinh viên trong việc nghiên cứu môn học, các tác giả đă cố gắng chọn lọc những nội dung lư thuyết, câu hỏi và bài tập cơ bản nhất rót ra từ kinh nghiệm giảng dạy môn học, đồng thời tham khảo thêm các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước. Mặc dù tập thể tác giả đă hết sức cố gắng song do tŕnh độ có hạn nên cuốn sách không tránh khỏi có những thiếu sót. Nhà trường và tập thể tác giả rất mong nhận được sự đóng góp quư báu của bạn đọc để lần xuất bản sau cuốn sách được bổ sung hoàn thiện hơn.
    Hà Nội, tháng 9 năm 2004
    PH̉NG QUẢN LƯ KHOA HỌC
    HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

    Chương 1
    kinh tế học và nền kinh tế

    1. NỀN KINH TẾ
    Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các nhu cầu cạnh tranh nhau.
    Để hiểu được một nền kinh tế hoạt động như thế nào, chúng ta phải xem xét cách thức tổ chức của một nền kinh tế và phương thức tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế với nhau trong quá tŕnh ra quyết định.
    1.1. Các chủ thể kinh tế
    Trong một nền kinh tế có ba nhóm chủ thể ra quyết định về việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm. Đó là: Doanh nghiệp, hộ gia đ́nh và Chính phủ.
    - Hé gia đ́nh: Là người tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Đây là người quyết định số lượng hàng hóa và dịch vụ được mua trên thị trường đầu ra. Đồng thời, hộ gia đ́nh là người sở hữu và cho thuê các yếu tố sản xuất trên thị trường đầu vào.
    -Doanh nghiệp: Là người sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho nền kinh tế. Đây là người quyết định việc phân bổ các nguồn lực để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường đầu ra. Đồng thời là người thuê và sử dụng các yếu tố sản xuất trên thị trường đầu vào.
    - Chính phủ: Là người ban hành các quy định và luật lệ phù hợp, tạo ra môi trường pháp lư thuận lợi cho sự hoạt động của các chủ thể kinh tế khác trên thị trường. Bằng cách thay đổi các quy định và luật lệ, Chính phủ có thể làm thay đổi sự lựa chọn của các doanh nghiệp và các hộ gia đ́nh để điều chỉnh các hoạt động kinh tế theo những mục tiêu nhất định.
    1.2. Các yếu tố sản xuất
    Các yếu tố sản xuất là các đầu vào dùng để sản xuất ra sản phẩm cho xă hội. Các yếu tố sản xuất bao gồm:
    Lao động (L): là khả năng sản xuất của con người. Thu nhập từ lao động là tiền lương (w).
    Đất đai (Đ): là nguồn lực tự nhiên. Thu nhập từ đất đai là tiền thuê đất (r).
    Vốn (K): là phương tiện sản xuất để tạo ra sản phẩm. Thu nhập từ vốn là tiền lăi (i).
    1.3. Ba vấn đề kinh tế cơ bản
    Một nền kinh tế muốn tồn tại và phát triển được cần phải giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản là: Sản xuất cái ǵ? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
    1.3.1. Sản xuất cái ǵ?
    Quyết định sản xuất cái ǵ chính là quyết định sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào; với số lượng bao nhiêu; khi nào th́ sản xuất và cung ứng ra thị trường.
    Nhu cầu của xă hội về hàng hóa và dịch vụ rất phong phú, đa dạng và ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Song trên thực tế, nhu cầu có khả năng thanh toán lại có hạn. V́ vậy, để thỏa măn nhu cầu vô hạn trong khi khả năng thanh toán có hạn, xă hội và người tiêu dùng phải lựa chọn nhu cầu cần thiết hơn và cần thiết nhất. Các nhu cầu này sẽ được xă hội, người tiêu dùng ưu tiên hơn và khả năng thanh toán của các nhu cầu này sẽ cao hơn. Tổng các nhu cầu có khả năng thanh toán của xă hội, của người tiêu dùng chính là nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường. Nhu cầu này là căn cứ, là xuất phát điểm để định hướng cho Chính phủ và các nhà kinh doanh trong việc đưa ra các quyết định về sản xuất.
    Trên thị trường, giá cả là phương tiện phát tín hiệu báo cho các nhà kinh doanh biết cần phải sản xuất và cung ứng cái ǵ để có lợi nhất. Giá cả là bàn tay vô h́nh điều khiển thị trường, điều khiển quan hệ cung cầu và giúp người sản xuất lựa chọn quyết định sản xuất tối ưu.
    1.3.2. Sản xuất như thế nào?
    Quyết định sản xuất như thế nào chính là quyết định về phương pháp sản xuất, h́nh thức công nghệ và cách phối hợp các đầu vào tối ưu.
    Sau khi đă lựa chọn được cần sản xuất cái ǵ, Chính phủ và các nhà kinh doanh phải xem xét và lựa chọn việc sản xuất như thế nào để có lợi nhuận cao nhất. Động cơ lợi nhuận đă khuyến khích các doanh nghiệp t́m kiếm, lựa chọn các phương pháp sản xuất có hiệu quả nhất. Để đứng vững và cạnh tranh thắng lợi trên thị trường, các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới kỹ thuật và công nghệ, nâng cao tŕnh độ của công nhân, tŕnh độ quản lư, nâng cao chất lượng sản phẩm và giữ uy tín với khách hàng.
    1.3.3. Sản xuất cho ai?
    Quyết định sản xuất cho ai chính là quyết định về việc phân phối thu nhập. Cần phải xác định rơ ai sẽ được hưởng lợi từ những hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra.
    Thị trường quyết định giá cả của các yếu tố sản xuất. Do đó, thị trường cũng quyết định thu nhập của các đầu ra - thu nhập về hàng hóa, dịch vụ. Thu nhập của xă hội, của tập thể hay của cá nhân phụ thuộc vào quyền sở hữu và giá cả của các yếu tố sản xuất, phụ thuộc vào lượng hàng hóa và giá cả của các hàng hóa, dịch vụ. Vấn đề mấu chốt cần giải quyết là những hàng hóa và dịch vụ sản xuất được phân phối cho ai để vừa có thể kích thích mạnh mẽ sự phát triển kinh tế, vừa bảo đảm sự công bằng xă hội.
    Về nguyên tắc cần bảo đảm cho mọi người lao động được hưởng lợi từ những hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp đă tiêu thụ, căn cứ vào những cống hiến của họ (cả lao động sống và lao động vật hóa) đối với quá tŕnh sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ, đồng thời cần chú ư thỏa đáng đến những vấn đề xă hội.
    Quá tŕnh phát triển kinh tế của mỗi nước, mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp chính là quá tŕnh lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản trên. Song việc lựa chọn để quyết định tối ưu ba vấn đề kinh tế cơ bản c̣n phụ thuộc vào tŕnh độ phát triển kinh tế - xă hội, vào hệ thống kinh tế, vào mức độ can thiệp của Chính phủ và chế độ chính trị - xă hội của mỗi nước.
    1.4. Các mô h́nh kinh tế
    Có ba mô h́nh kinh tế chủ yếu là: Mô h́nh kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mô h́nh kinh tế thị trường và mô h́nh kinh tế hỗn hợp.
    1.4.1. Mô h́nh kinh tế kế hoạch hóa tập trung
    Là mô h́nh kinh tế trong đó Chính phủ đưa ra mọi quyết định liên quan đến việc phân bổ nguồn lực của xă hội.
    Trong mô h́nh kinh tế kế hoạch hóa tập trung việc lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái ǵ, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều do Chính phủ quyết định.
    Mô h́nh kinh tế kế hoạch hóa tập trungQuyết định của Chính phủ

    [TABLE=align: left]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]




    Sản xuất cái ǵ Sản xuất như thế nào Sản xuất cho ai
    Nhược điểm chủ yếu của mô h́nh này là : kém hiệu quả, kém linh hoạt và thiếu động lực khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế.
    1.4.2. Mô h́nh kinh tế thị trường
    Là mô h́nh kinh tế trong đó thị trường đưa ra mọi quyết định liên quan đến việc phân bổ nguồn lực của xă hội.
    Trong mô h́nh kinh tế thị trường việc lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái ǵ, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai đều được thực hiện thông qua hoạt động của quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường.
    Mô h́nh kinh tế thị trường
    [​IMG][​IMG] Phía cung thị trường Phía cầu[​IMG]Người sản xuất Người tiêu dùng

    Kết quả
    (sản xuất cái ǵ, như thế nào và cho ai)
    Nền kinh tế thị trường tôn trọng các hoạt động của thị trường, quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hóa. Kinh tế thị trường là kinh tế năng động và khách quan.
    1.4.3. Mô h́nh kinh tế hỗn hợp
    Là mô h́nh kinh tế kết hợp mô h́nh kinh tế thị trường với mô h́nh kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
    Nền kinh tế hỗn hợp đ̣i hỏi trước hết phải phát triển các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, tôn trọng vai tṛ của thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và động cơ phấn đấu. Mặt khác, cũng đ̣i hỏi phải tăng cường vai tṛ và sự can thiệp của Chính phủ để khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
    1.5. Sơ đồ hoạt động của nền kinh tế
     
Đang tải...