Chuyên Đề Kinh tế học Phật giáo

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    ​ “Chính nghiệp” là một trong những đòi hỏi tiên quyết của Bát chính đạo của Đức Phật. Thế nên, rõ ràng là phải có một thứ như Kinh tế học Phật giáo.

    Các quốc gia Phật giáo thường phát biểu rằng họ muốn giữ lòng trung thành với di sản của họ. Và nước Burma[1] cũng vậy: “Nước Burma mới không thấy có bất kỳ xung đột nào giữa các giá trị tôn giáo với sự tiến bộ kinh tế. Sức khỏe tinh thần và phúc lợi vật chất không phải là kẻ thù [của nhau]: chúng là các đồng minh tự nhiên”[2].Hoặc “chúng tôi có thể hoà quyện thành công các giá trị tôn giáo và tinh thần của di sản của chúng tôi với các lợi ích của công nghệ hiện đại”[3] hoặc: “Người Burman chúng tôi có một bổn phận thiêng liêng là làm cho các giấc mơ và hành vi của chúng tôi phù hợp với đức tin của chúng tôi. Đây là điều chúng tôi sẽ luôn thực hiện”[4]

    Dù sao, các quốc gia ấy vẫn luôn thừa nhận rằng họ có thể mô hình hóa các kế hoạch phát triển kinh tế của họ phù hợp với nền kinh tế hiện đại, và họ kêu gọi các nhà kinh tế hiện đại từ các quốc gia được cho là đã tiến bộ để tư vấn cho họ, để đưa ra các chính sách sẽ được theo đuổi, và để kiến tạo bản thiết kế lớn cho sự phát triển, Kế hoạch 5 năm hay ta có thể gọi là gì cũng được. Dường như, không ai nghĩ rằng một lối sống Phật giáo sẽ cần đến Kinh tế học Phật giáo, giống như lối sống duy vật hiện đại đã mang lại Kinh tế học hiện đại.

    Bản thân các nhà kinh tế học, giống như hầu hết các chuyên gia, thông thường bị một loại mù quáng Siêu hình học, khi cho rằng khoa học của họ là một khoa học về các chân lý tuyệt đối và bất biến, mà không có bất kỳ tiền-giả định nào. Một số còn đi xa đến mức tuyên bố rằng các qui luật kinh tế là thoát khỏi “Siêu hình học” hoặc “các giá trị” như [thoát khỏi] định luật hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng ta không cần phải dính vào các lập luận về phương pháp luận. Thay vào đó, chúng ta hãy lấy một số nguyên tắc cơ bản và xem chúng trông như thế nào khi được nhìn bởi một nhà kinh tế học hiện đại và một nhà kinh tế học Phật giáo.

    Có sự nhất trí phổ quát rằng một suối nguồn nền tảng của sự giàu có là lao động của con người. Ngày nay, người ta dạy cho nhà kinh tế học hiện đại phải xem “lao động” hay việc làm như cái gì đó còn thấp kém hơn cả một điều xấu cần thiết [necessary evil]. Từ điểm nhìn của người chủ, trong mọi trường hợp thì lao động cũng đơn giản là một món hàng có giá cả, phải được giản lược đến một mức tối thiểu nếu không thể loại bỏ nó hết được, có thể nói là, bằng sự tự động hóa. Từ điểm nhìn của người lao động, nó là một “sự mất tính hữu dụng” [disutility]; [vì] làm việc là chấp nhận một sự hi sinh sự nhàn rỗi và thoải mái của một người, và tiền lương là một loại đền bù cho sự hi sinh ấy. Vì thế, lý tưởng từ điểm nhìn của người chủ là phải có sản lượng mà không cần người lao động, và lý tưởng từ điểm nhìn của người lao động là phải có thu nhập mà không cần làm việc.

    Các hệ luận của những thái độ ấy trong cả lý thuyết lẫn thực hành, dĩ nhiên, là có ảnh hưởng cực kỳ rộng. Nếu lý tưởng của công việc là phải tống khứ công việc đi, thì mọi phương pháp “giảm thiểu gánh nặng công việc” là một điều tốt. Phương pháp thuyết phục nhất, khi không có đủ sự tự động hóa, là cái gọi là “phân công lao động” và ví dụ kinh điển là nhà máy đinh ghim được ca tụng trong cuốn Wealth of Nations [Sự giàu có của các quốc gia][5] của Adam Smith. Ở đây, nó không phải là một vấn đề về sự chuyên môn hóa thông thường mà nhân loại đã thực hành từ thời thượng cổ, mà là vấn đề về việc phân chia mọi tiến trình hoàn tất của sự sản xuất thành các phần
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...