Tiểu Luận kinh tế hàng hoá và sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    kinh tế hàng hoá và sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam.
    ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT​​​A. phần mở đầu
    - Lý do chọn đề tài:
    Xuất phát từ nền kinh tế nghèo làn, lạc hậu , cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, không phát huy được sức mạnh của nền kinh tế. Đảng và nhà nước đã chủ trương chuyển đổi nền kinh tế. Đảng và nhà nước đã chủ chương chuyển nền kinh tế thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
    B phần nội dung:
    I.Những vấn đề chung của nền kinh tế hàng hoá và sự cần thiết phải khôi phục và phát triển nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam
    1. Những vấn đề cơ chung:
    1.1. Quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá.
    - kn, đặc điểm của kinh tế tự nhiên
    - tính tất yếu phải chuyển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế hàng hoá
    1.2. Điều kiện ra đời của kinh tế của kinh tế hàng hoá.
    - Sự phân công lao động xã hội
    - Sự tách biệt giữa người sản xuất này với người sản xuất khấc về mặt kinh tế
    1.3. Ưu thế của kinh tế hàng hoá
    - Xã hội hoá sản xuất
    + Phân công lao động sâu sắc
    + Các mối liên hệ kinh tế
    - Thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất
    - Thúc đảy sự phát triển của lực lượng sản xuất
    - Thúc đẩy quá trình đầu tư, hợp tác, mở rộng thị trường
    1.4. Các giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hoá
    - Kinh tế hàng hoá giản đơn
    - Kinh tế thị trường cổ điển, tự do
    - Kinh tế thị trường hiện đại , hỗn hợp
    1.5. Những qui luật kinh tế cơ bản của kinh tế hàng hoá
    1.6. Cơ chế điều tiết của kinh tế hàng hoá:
    - Cơ chế điều tiết của kinh tế hàng hoá là cơ chế thị trường ở đó sản xuất cái gì sản xuất bao nhiêu , sản xuất cho ai đều do thị trường quyết định.
    + Cơ chế thị trường
    + Vai trò, đặc điểm của kinh tế thị trường
    2. Sự cần thiết phải khôi phục và phát triển kinh tế hàng hoá ở Việt Nam
    2.1. Đặc điểm của kinh tế chỉ huy:
    - Nền kinh tế khép kín với cơ chế hoạch hoá tập trung cao độ.
    - Quan hệ hàng hoá tiền tệ chỉ còn là hình thức
    - Hệ thống quản lý quan liêu
    2.2Điều kiện, tính tất yếu khách quan tồn tại kinh tế hàng hoá
    - Điều kiện của kinh tế hàng hoá ở nước ta
    - Phân công lao động xã hội phát triển chiều rộng và chiều sâu
    - Tồn tại nhiều hình thức sở hữu
    2.3. Ưu thế cuả kinh tế hàng hoá so với kinh tế chỉ huy.
    - Đảm bảo sự thích ứng của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất
    - Quản lý năng động sáng tạo có hiệu quả
    [​IMG]- Nhiều chủ thể sở hữu về tư liệu sản xuất sự năng động của nên kinh tế
    II. Đặc điểm kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa .
    1. Chuyển từ nền kinh tế kém phát triển, mang tính tự cung tự cấp sang nên kinh tế hàng hoá theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
    2. Nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần
    3. Nền kinh tế phát triển theo hướng quan hệ mở rộng hợp tác
    4. Vai trò quản lý của nhà nước đối với nên kinh tế hàng hoá phát triển theo theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
    III. Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hàng hoá
    - Đa dạng hóa hình thức sở hữu
    - Đẩy mạnh phân công lao động xã hội
    - Hình thành đồng bộ các loại thị trường
    - Tiếp tục nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước
    - Đẩy mạn việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải cách nền hành chính quốc gia
    C. Phần kết luận
    Khẳng định lại lý do chọn đề tài:

    PHẦN MỞ ĐẦU​​​
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

    Có thể nói trong suốt một thời gian dài các nước xã hội chủ nghĩa ( trong đó có cả nước ta đã không nhận thức đúng đắn vai trò của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường, đã đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức kinh tế, coi nhẹ , thậm chí phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, coi nhẹ quy luật cung cầu, chỉ nhìn thấy mặt tiêu cực của kinh tế thị trường , phủ nhận quan hệ hàng hoá, tiền tệ. Do đó đôí lập kinh tế hàng hóa và thị trường với kinh tế kế hoạch hoá, cho thị trường là phạm trù chung của chủ nghĩa tư bản cho nên chúng ta chỉ thừa nhận sự tồn tại cảu sản xuất hàng hóa trong khuôn khổ của “ thi đua xã hội chủ nghĩa “ , tách rời một cách siêu hình sản xuất hàng hoá với thị trường. Bởi vậy chúng ta đã không tạo được động lực phát triển sản xuất, vô tình hạn chế việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, năng xuất nao động tăng chậm , gây rối loạn và ách tách trong việc phân phối, lưu thông làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém năng động trì trệ. Mặt khác thì sản xuất của chúng ta lúc này là sản xuất nhỏ, trạng kinh tế tự nhiên, hiện vật tự cung tự cấp. Xã hội Việt Nam, về cơ bản dựa trên nền tảng của nông nghiệp lúa nước, nông dân chiếm đại đa số. Việt Nam vẫn là nước nghèo làn nàn, lạc hậu, kém phát triển , cơ chế quản lý thì tập trung quan liêu bao cấp không phát huy được sức mạnh của nền kinh tế. Khi nhìn lại những sai lầm trong thời kỳ thời kỳ thực hiện “cơ chế tập trung quan liêu bao cấp “ Đảng và nhà nước ta đã thừa nhận tại đại hội VI(12-1986) là “ đã có những thành kiến không đúng, trên thực tế chưa thật sự thừa nhận những quy luật của sản xuất hàng hoá đang tồn tại khách quan do đó chưa chú ý vận dụng chúng vào việc chế định các chủ chương chính sách kinh tế “ và để khắc phục sai lâm đó thì Đảng ta đã đề ra chủ trương (1) “Quá trình từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn là qúa trình chuyển hóa nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cung, tự cấp, tự túc thành nền kinh tế hàng hoá”. Quả thực qua hơn10 năm đổi mới phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nhiều người trong tầng lớp nhân dân còn chưa hiêu hết về nó. Mặt khác, nó đã bộc lộ được rất nhiều ưu điểm nhưng không phải không có những nhược điểm mà chúng ta cần bàn đến. Đó chính là lý do em chọn đề tài này.
     
Đang tải...