Tiến Sĩ Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2013


    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ DU LỊCH
    6
    1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về kinh tế du lịch 6
    1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về kinh tế du lịch 11
    1.3. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về kinh tế du lịch 25

    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 30
    2.1. Kinh tế du lịch và các bộ phận cấu thành kinh tế du lịch 30
    2.2. Mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế quốc tế 47
    2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của nước ngoài có khả năng vận dụng ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng 62
    Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY 72
    3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch 72
    3.2. Thực trạng kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2000 đến nay 80
    3.3. Đánh giá thực trạng kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2000 đến nay 94

    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 113
    4.1. Bối cảnh và phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 113
    4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế 125
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC 159

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài. Nhiều nước đã coi KTDL là ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích vô cùng to lớn. KTDL không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước v.v .
    Ở Việt Nam, ngành du lịch được thành lập từ năm 1960, tuy nhiên, du lịch chỉ thực sự được xem là ngành kinh tế từ những năm 1990 khi đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Từ đó đến nay, KTDL đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo Tổng cục Du lịch, năm 2012 số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,8 triệu lượt, tăng gần 14% so với năm 2011. Khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tăng hơn 8,3% so với năm 2011. Nhờ vậy, năm 2012 tổng nhập từ khách du lịch đạt 160.000 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm trước. Ngoài những đóng góp trên, du lịch còn góp phần quan trọng vào quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc và nhiều quốc gia trên thế giới.
    Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, với diện tích tự nhiên là 84.163,3 km2, dân số là 16.556,7 nghìn người. Bắc Trung Bộ là lãnh thổ tập trung nhiều tiềm năng có giá trị về du lịch với sự đa dạng về thiên nhiên (bãi biển, hang động, lăng tẩm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo, điển hình: bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng); giàu bản sắc về văn hóa với nhiều di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di sản văn hóa thế giới như: Thành nhà Hồ, quần thể di tích cố đô Huế với nhã nhạc cung đình và nhiều di tích có giá trị: di tích chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, v.v . Mặt khác, với vị trí địa lý thuận tiện giao thông đường bộ, đ­ường sắt và đ­ường biển khá phát triển tạo điều kiện cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát huy được lợi thế, thu hút khách du lịch.
    Trong những năm qua, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có những bước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởng du lịch đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc CNH, HĐH của vùng nói riêng, của đất nước nói chung, thể hiện ở đóng góp của ngành trong giá trị tổng sản phẩm kinh tế vùng. Hoạt động du lịch đã góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững QP - AN của vùng. Tuy nhiên, sự phát triển hiện nay của KTDL so với yêu cầu HNKTQT và tiềm năng của vùng còn hạn chế. Du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như đã được xác định trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng của các địa phương trong vùng, chưa có bước phát triển đột phá và khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế về du lịch của các tỉnh. Chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao, loại hình chưa thật sự phong phú, đặc sắc với bản sắc văn hoá riêng, chưa có được những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao. Giá cả so sánh trong một số khâu dịch vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế. Nhiều khu du lịch, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự phát, chưa được đầu tư đúng tầm. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường. Dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chất lượng hạn chế, ít hấp dẫn. Chưa có nhiều thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị trường. Việc bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử cách mạng và giữ gìn cảnh quan môi trường chưa thực sự được chú trọng đầu tư, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch trong nước, khu vực và quốc tế còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp chưa cao, cung cấp chưa đủ và kịp thời thông tin cho du khách và các nhà đầu tư.
    Vấn đề đặt ra hiện nay là làm như thế nào để phát huy tiềm năng, lợi thế của KTDL trong toàn vùng trước yêu cầu HNKTQT sâu rộng đem lại hiệu quả KT - XH cao? Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế” để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp phần cho phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.

    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    - Mục đích nghiên cứu: Thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn vào các quan hệ kinh tế quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị.
    - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    Để đạt mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ:
    + Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về KTDL trong HNKTQT của một vùng lãnh thổ Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị.
    + Đánh giá thực trạng KTDL trong HNKTQT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phát triển KTDL ở các tỉnh này.
    + Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...