Tài liệu Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC MỞ RỘNG QUAN HỆ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

    1. Tính tất yếu khách quan của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

    - Kinh tế đối ngoại là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác hoặc các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng

    - Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã và đang là xu thế tất yếu với hầu hết các nước

    - Tính khách quan và phổ biến của nó bắt nguồn từ nhu cầu:

    + Sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đồng đều về trình độ về khoa học kỹ thuật giữa nước này với nước khác. Dẫn đến yêu cầu việc sử dụng sao cho có hiệu quả nguồn lực mỗi quốc gia.

    + Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại càng trở nên sôi động. Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại làm cho quá trình khu vực hoá và quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu của thời đại:

    + Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất:

    ã LLSX vượt khỏi khuôn khổ quốc gia để trở thành LLSX mang tính quốc tế

    ã Đẩy nhanh quá trình khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế, hình thành nền kinh tế như một chỉnh thể có nhiều quốc gia tham gia, vừa hợp tác vừa đấu tranh với nhau từ đó tạo thành thị trường quốc tế với giá cả quốc tế chi phối.

    + Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại dẫn tới sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, có ý nghĩa rất to lớn:

    ã Rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại, thu nhận và sử lý thông tin nhanh chóng và thuận tiện.

    Làm cho quá trình giao lưu, liên kết, phân công và hiệp tác quốc tế phát triển nhanh chóng cả về chiều rộng và chiều sâu.

    + Quá trình quốc tế hoá đời sống được thể hiện:

    ã Sự phân công và hiệp tác quốc tế giữa các nước, các khu vực ngày càng phát triển: Một sản phẩm cuối cùng là kết quả của hàng chục, hàng trăm cô nhiều nước khác nhaucùng tham gia sản xuất.

    Ví dụ: sản xuất máy bay

    ã Sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước ngày càng tăng:

    Sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa các nước ngày càng làm cho các nước phụ thuộc vào nhau ngày càng chặt chẽ về nhiều mặt.

    Mỗi nước có lợi thế riêng và khai thác tối đa lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của mình.

    Vì vậy thị trường của nền kinh tế vừa là đầu vào vừa là đầu ra đối với hoạt động kinh tế của mỗi nước.

    ã Sự hình thành kết cấu hạ tầng sản xuất quốc tế và chi phối sản xuất quốc tế:


    Hệ thống giao thông quốc tế.

    ã Quốc tế hoá đời sống kinh tế còn biểu hiện ở sự hình thành chi phí sản xuất quốc tế, giá cả quốc tế.

    Tóm lại, khu vực hoá, quốc tế hoá đời sống kinh tế là một tất yếu khách quan nó đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước. Đối với nước ta mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại không nằm ngoài tính quy luật và mục đích nói trên.

    2.Lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

    - Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại mang lại lợi ích to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta:

    + Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước và trao đổi quốc tế, thị trường trong nước với thị trường khu vực và thế giới, mở rộng thị trường ra bên ngoài, đồng thời góp phần phát triển thị trường trong nước

    + Mở rộng kinh tế đối ngoại khai thác được nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đó là nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến

    + Tạo điều kiện khai thác và phát huy có hiệu quản lợi thế so sánh các nguồn lực trong nước, kết hợp nguồn lực trong nưcớ với nguồn lực bên ngoài, mở rộng không gian và môi trường để phát triển kinh tế.

    + Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân

    + Góp phần đưa nưcớ ta sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, thực
    hiện dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

    II. Mục tiêu, phương hướng, nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.


     

    Các file đính kèm:

    • 1-.doc
      Kích thước:
      51.5 KB
      Xem:
      1
Đang tải...