Tiểu Luận Kinh tế đối ngoại, thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    KINH TẾ ĐỐI NGOẠI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP​
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ


    Sự phát triển kinh tế đối ngoại trong thời gian vừa qua đã có ý nghĩa hết sức quan trọng, thậm chí là quyết định đối với sự tăng trưởng kinh tế của nước ta. Lợi ích kinh tế xã hội mà kinh tế đối ngoại mang lại cho nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội được thể hiện ở mức đội đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội như phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, tích luỹ ngoại tệ, tăng nguồn thu Ngân sách Nhà nước giải quyết việc làm cải thiện đời sống nhân dân.Trong những năm vừa qua nước ta đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, đã đạt được những thành tựu rất đáng kể trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, đã có được những nền tảng bước đầu để có thể gia tăng hội kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới. Đồng thời những điều kiện quốc tế đã thay đổi, các quốc gia trong khu vực đã tiến xa so với chúng ta trên con đường hội nhập quốc tế và đang đặt ra những thách thức lớn.


    Vì vậy việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại là vấn đề cấp bách và cần thiết đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.


    Thật vậy, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại sẽ nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mà mục tiêu trước mắt là đến năm 2020 nước ta sẽ trở thành một nước công nghiệp hoá - hiện đại hoá.


    Yêu cầu đặt ra là phải phát triển kinh tế đối ngoại. Muốn nhìn nhận kinh tế đối ngoại dưới đề án kinh tế chính trị thì trước hết chúng ta phải xem xét phương pháp và đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị.


    Như chúng ta đã biết, kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác - Lênin, có quan hệ mật thiết với hai bộ phận kia là triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Kinh tế chính trị Mác - Lênin lấy chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cơ sở lý luận. Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu những quy luật chung của xã hội loài người và những biểu hiện của chúng cở những hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Còn kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật kinh tế của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.


    Những phương pháp nghiên cứu quan trọng của kinh tế chính trị là trừu tượng hoá khoa học.
    Trừu tượng hoá khoa học là những quá trình hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và qúa trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng. Từ bản chất hình thành những phạm trù và những quy luật của bản chất đó. Trừu tượng hoá khoa học là qúa trình nghiên cứu đi từ cụ thể đến trừu tượng nhưng cũng cần phải bổ sung bằng một qúa trình ngược lại - đi từ trừu tượng đến cụ thể.


    Ngoài ra để nghiên cứu kinh tế chính trị học phải gắn liền với các phương pháp như phân tích tổng hợp, kết hợp lôgic với lịch sử, phương pháp hệ thống .


    Về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị, thì trong lịch sử hình thành và phát triển của kinh tế chính trị học đã có những nhận thức khác nhau như quan điểm của chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa trọng nông, kinh tế chính trị tư sản cổ điển . Nhưng khoa học và đầy đủ nhất là quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin. Theo đó đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị là phương thức sản xuất hay nói cách khác là nó nghiên cứu các quan hệ sản xuất trong mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.


    Cần phân biệt kinh tế chính trị và kinh tế học. Hai môn khoa học này có chung một nguồn gốc, hay nói cách khác, đều nằm trong dòng phát triển của các học thuyết kinh tế. Điểm khác biệt là kinh tế chính trị Mác - Lênin phát hiện những nguyên lý chung và những quy luật trừu tượng chi phối qúa trình sản xuất xã hội. Còn kinh tế học tuy phiến diện nhưng lại có ưu điểm là vận dụng phương pháp tiếp cận tình huống và minh hoạ bằng đồ thị, biểu đồ gắn với những hiện tượng cụ thể diễn ra trên bề mặt xã hội. Kinh tế chính trị cũng khác với những môn kinh tế khác cụ thể như: Kinh tế phát triển, kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp, giữa kinh tế chính trị với các bộ môn này có sự khác nhau về trình độ khái quát hoặc những nguyên lý của kinh tế chính trị mang tính tổng quát, phổ biến có thể ứng dụng trong các ngành và các cơ sở kinh tế, còn những nguyên lý của các bộ môn kinh tế khác chỉ ứng dụng trong phạm vi ngành hoặc những đơn vị kinh tế thuộc ngành đó.


    Như vậy, những nguyên lý và những quy luật kinh tế do kinh tế chính trị phát hiện có ý nghĩa phổ biến đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, coi đó là nền tảng, phương pháp của các môn khoa học kinh tế khác, khi kinh tế đối ngoại được nhìn nhận dưới đề án kinh tế chính trị sẽ tổng quát hoá, vừa có chiều rộng, vừa có chiều sâu. Chúng sẽ nhìn lại thực trạng phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trong những năm vừa qua và đưa ra những giải pháp đúng đắn, thích hợp trong những thời gian tới,
     
Đang tải...