Thạc Sĩ Kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở Đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
    đại hóa với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Trước mắt
    phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng trong GDP của dịch vụ là 42- 43%, công nghiệp - xây dựng
    là 40 - 41% và nông nghiệp là 16-17% [7]. Như vậy ngành kinh tế dịch vụ được coi là một
    trong những ngành kinh tế có vị trí quan trọng và có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nền
    kinh tế nước ta đến thời điểm đó.
    Nếu so sánh với một số địa phương như: Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hòa v.v . thì
    Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các
    ngành dịch vụ như: Dịch vụ dầu khí, dịch vụ vận tải, dịch vụ thủy sản, dịch vụ du lịch,
    dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ bưu chính viễn thông v.v .
    Năm 2000 GDP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 41.359 tỷ đồng, tính theo bình quân
    đầu người là: 40.620.000 đồng/người/năm, cao nhất trong cả nước. Trong cơ cấu kinh tế
    nếu tính cả dầu khí thì: công nghiệp - xây dựng chiếm 81,5%, nông nghiệp chiếm: 4,06%,
    và dịch vụ chiếm 14,36%; nếu không kể dầu khí thì: công nghiệp - xây dựng: 47,26%, dịch
    vụ 41,17%, nông nghiệp 11,62% và là một trong 10 tỉnh đóng góp nguồn ngân sách lớn
    nhất cho nhà nước 20,01%, đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh (33,05%) [2]. Đây là
    những thành tựu quan trọng để Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phát triển.
    Tuy nhiên, với những kết quả đạt đựơc nêu trên, trong toàn bộ nền kinh tế thì các
    hoạt động kinh doanh dịch vụ vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng, lợi thế mà ngành
    dịch vụ có thể khai thác, quá trình đầu tư để khai thác còn nhiều hạn chế trong các lĩnh vực
    như chính sách quản lý, mô hình phát triển, nguồn nhân lực, vốn, kỹ thuật v.v . Một số
    lĩnh vực dịch vụ mới chỉ khai thác được một phần rất nhỏ như: Dịch vụ dầu khí, dịch vụ vận
    tải, du lịch, nông nghiệp Vì vậy, để phù hợp với mục tiêu kinh tế chung của cả nước
    đồng thời muốn phát triển ngành kinh tế dịch vụ đạt mức tỷ trọng cao trong cơ cấu của địa
    phương và để khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế dịch vụ trong
    quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi cần phải có những đánh giá đúng mức về
    tiềm năng, lợi thế và thực trạng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đó đưa ra
    những giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế mà tỉnh đã đề ra, góp phần xác lập một
    cơ cấu kinh tế hợp lý của địa phương. Đây là lý do để tác giả chọn đề tài: "Kinh tế dịch vụ trong
    cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay".
    2. Tình hình nghiên cứu
    Cho đến nay đã có một số luận văn, luận án có liên quan đến đề tài được được bảo
    vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh như: "Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Bà
    Rịa - Vũng Tàu", Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của Trần Quốc Nhật, 1995; "Nghiên
    cứu về đầu tư khai thác dầu khí" của TS. Trần Đức Chính, 2000; "Phát triển kinh tế du lịch
    của tỉnh Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải pháp", Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của Trần
    Ngọc Tư, 2000; "Kinh tế dịch vụ và dịch vụ du lịch tỉnh Ninh Bình", Luận văn thạc sĩ kinh
    tế của Phạm Xuân Thu, 1995; "Phát triển kinh tế du lịch ở Nghệ An", Luận văn thạc sĩ
    kinh tế của Hoàng Đức Cường, 1999 . và một số bài viết trên các báo, tạp chí nghiên cứu
    của Trung ương và địa phương.
    Song các luận văn, luận án, các bài viết nêu trên chỉ nghiên cứu về một ngành cụ
    thể trong kinh tế dịch vụ ở các địa phương khác, chưa nghiên cứu kinh tế dịch vụ từ góc độ
    một nhóm ngành trong cơ cấu kinh tế ở
    địa bàn cấp tỉnh. Đặc biệt là đối với kinh tế dịch vụ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì chưa có
    một công trình nào nghiên cứu trung tên với đề tài của luận văn này.
    3. Mục đích, nhiệm vụ, giới hạn của luận văn
    Mục đích, nhiệm vụ: Luận văn nghiên cứu những vấn đề chung về kinh tế dịch vụ
    và xác định vai trò, tầm quan trọng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa
    - Vũng Tàu.
    Phân tích thực trạng kinh tế dịch vụ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong những năm
    qua để thấy được những thành tựu, những hạn chế, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp
    chủ yếu để phát triển kinh tế dịch vụ tại tỉnh trong những năm đầu thế kỷ XXI.
    Giới hạn của luận văn:
    Với một tỉnh có nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh với hàng trăm các hoạt
    động kinh doanh dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu sản xuất, trong khuôn khổ của một luận
    văn thạc sĩ, tác giả không thể nghiên cứu toàn bộ các ngành kinh tế dịch vụ mà chỉ đi sâu
    nghiên cứu một số ngành dịch vụ chủ yếu trên địa bàn của tỉnh như: Dịch vụ dầu khí, dịch
    vụ thủy sản, dịch vụ du lịch, dịch vụ vận tải, dịch vụ nông nghiệp để làm rõ vai trò, thực
    trạng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Về thời gian,
    luận văn chỉ nghiên cứu kinh tế dịch vụ của địa phương trong khoảng 10 năm từ 1991 -
    2000.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Tác giả dựa vào cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
    Minh, dựa vào chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, của Đảng bộ
    và chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tham khảo có chọn lọc các công trình nghiên cứu,
    các bài viết của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài.
    Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu của môn kinh
    tế chính trị, phương pháp khảo sát thực tế, phân tích, so sánh, tổng hợp các kết quả nghiên
    cứu, từ đó đánh giá và giải quyết những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận văn.
    5. ý nghĩa của luân văn
    Tuy nghiên cứu trong một phạm vi một địa bàn cấp tỉnh, song luận văn là một
    công trình nghiên cứu thực tế về phát triển kinh tế dịch vụ ở Bà Rịa - Vũng Tàu; luận văn
    có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các ngành, các cơ quan trong việc hoạch định các
    mục tiêu và phương hướng cũng như các giải pháp phát triển các ngành kinh tế dịch vụ và
    cho các đối tượng có liên quan khác.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
    chương, 7 tiết.
    MụC LụC
    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: Vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế
    quốc dân
    5
    1.1. Khái niệm dịch vụ và kinh tế dịch vụ 5
    1.2. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển kinh tế dịch vụ
    trong nền kinh tế nước ta
    19
    Chương 2: Những tiềm năng, lợi thế và thực trạng kinh tế
    dịch vụ ở Tỉnh BàRịa – Vũng Tàu trong thời
    kỳ đổi mới
    31
    2.1. Những tiềm năng và lợi thế chủ yếu của Bà Rịa – Vũng Tàu
    trong phát triển kinh tế dịch vụ
    31
    2.2. Thực trạng của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Bà
    Rịa - Vũng Tàu
    38
    2.3. Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong phát triển kinh tế
    dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
    57
    Chương 3: Mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chủ
    yếu để phát triển kinh tế dịch vụ trên địa bàn
    tỉnh Bà Rịa - VũngTàu
    64
    3.1. Những định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế dịch vụ của
    tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ nay đến năm 2010
    64
    3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế dịch vụ trên
    địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
    70
    Kết luận 87
    danh mục tài liệu tham khảo 92
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...