Báo Cáo Kinh tế đầu tư "Đầu tư phát triển nguồn nhân lực"

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. NGUỒN NHÂN LỰC
    1. Khái niệm nguồn nhân lực
    Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người, được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau.
    - Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư trong xã hội có khả năng lao động.
    - Với tư cách là yếu tố của sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội.
    - Với tư cách là tổng thể cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động thì nguồn nhân lực bao gồm cả yếu tố thể lực và trí lực của những người từ 16 tuổi trở lên.
    Định nghĩa trên mới phản ánh về mặt số lượng chưa nói lên mặt chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện trên các khía cạnh: sức khỏe, trình độ học vấn, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm tích lũy được, ý thức tác phong của người lao động.
    Như vậy, mặc dù có các biểu hiện khác nhau về định nghĩa, khái niệm về nguồn nhân lực của một quốc gia nhưng có thể hiểu một cách nôm na nguồn nhân lực chính là nguồn lao động. Theo người Việt Nam, khái niệm ít tranh cãi thì nguồn lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động.
    2. Các chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực
    Nguồn nhân lực ở đây được biểu hiện hai khía cạnh là số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, vì vậy để đánh giá nguồn nhân lực thì chúng ta có hai nhóm chỉ tiêu sau.
    2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá số lượng nguồn nhân lực
    Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá số lượng nguồn nhân lực nhưng biểu hiện thì người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
    - Tỷ lệ nguồn nhân lực trong dân số
    - Tỷ lệ lực lượng lao động trong dân số
    - Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người trong độ tuổi lao động
    - Tỷ lệ lao động có việc làm trong lực lượng lao động
    2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
    Chất lượng nguồn nhân lược được thể hiện qua nhiều chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau:
    2.2.1. Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khỏe của nguồn nhân lực
    Một người có sức khỏe không đơn thuần là người đó có bệnh tật. Sức khỏe theo định nghĩa chung nhất chính là trạng thái thoải mái về vật chất, tinh thần, là tổng hòa nhiều yếu tố tạo nên giữa bên trong và bên ngoài, giữa thể chất và tinh thần.
    Chúng ta có thể đánh giá tình trạng sức khỏe qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
    - Tuổi thọ bình quân.
    - Chiều cao và cân nặng trung bình của người lao động.
    - Chỉ tiêu phân loại sức khỏe.
    - Chỉ tiêu dân số trong độ tuổi lao động không có khả năng lao động và suy giảm sức khỏe.
    - Một số chỉ tiêu cơ bản về y tế, bệnh tật: tỉ suất chết, tỉ suất dân số trong độ tuổi bị mắc HIV/AIDS
    2.2.2. Chỉ tiêu trình độ văn hóa của nguồn nhân lực
    Đây là một trong những chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực, và có tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hóa cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn. Những chỉ tiêu đó là:
    - Tỷ lệ người biết chữ.
    - Tỷ lệ đi học chung.
    - Tỷ lệ đi học ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
    2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực
    Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó (nó biểu hiện trình độ đào tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học), có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc chuyên môn nhất định. Do đó, trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực được đo bằng:
    - Tỷ lệ cán bộ tổ chức.
    - Tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại học.
    - Tỷ lệ cán bộ trên đại học.
    2.2.4. Chỉ tiêu phát triển con người HDI
    HDI là thước đo tổng hợp về sự phát triển con người trên ba phương diện sức khỏe, trí thức và thu nhập. Ba chỉ tiêu thành phần phản ánh các khía cạnh sau:
    - Một cuộc sống dài lâu à khỏe mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình.
    - Kiến thức được đo bằng tỷ lệ người biết chữ (với quyền số 2/3) và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 2/3).
    - Mức sống đo bằng GDP thực tế đầu người.
    Chỉ số HDI không chỉ đánh giá sự phát triển con người về mặt kinh tế mà còn nhấn mạnh đến chất lượng cuộc sống và sự công bằng xã hội.
    2.2.5. Một số chỉ tiêu khác
    Bên cạnh những chỉ tiêu có thể lượng hóa được như trên, người ta còn xem xét đến các chỉ tiêu định tính thể hiện năng lực phẩm chất của người lao động. Chỉ tiêu này được thể hiện qua các mặt:
    - Truyền thống dân tộc vảo vệ Tổ quốc.
    - Truyền thống về văn hóa văn minh dân tộc.
    - Phong tục tập quán, lối sống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...