Tiểu Luận Kinh tế công cộng - thực trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp, giải pháp khắc phụ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    A. MỞ ĐẦU 3
    B. NỘI DUNG 4
    I. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP 4
    1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải khu công nghiệp: 4
    2.Ô nhiễm không khí do khí thải khu công nghiệp: 8
    3. Chất thải rắn tại các KCN: 11
    II-TÁC HẠI CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP: 13
    1. Tổn thất tới hệ sinh thái, năng suất cây trồng nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản: 13
    2. Gia tăng gánh nặng bênh tật: 14
    III.NGUYÊN NHÂN 17
    1. Chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý môi trường ở các KCN. 17
    2. Hệ thống quản lý môi trường KCN 19
    3. Quy hoạch KCN gắn với bảo vệ môi trường. 21
    4. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong bảo vệ môi trường KCN 22
    5. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường trong KCN 24
    6. Tài chính và nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường. 25
    IV. GIẢI PHÁP 25
    1. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường ở các KCN 26
    2. Rà soát, bổ sung các văn bản chính sách pháp luật, tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường KCN. 27
    3. Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ môi trường của chính các KCN. 28
    4. Quy hoạch KCN gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. 30
    5. Một số giải pháp khuyến khích. 30
    C. KẾT LUẬN 31

    A. MỞ ĐẦU
    Tính đến tháng 10 năm 2009, toàn quốc đã có 223 KCN được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích đất 57.264 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 46%.
    Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân. Riêng năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD (chiếm 38% GDP cả nước); giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% tổng giá trị xuất khẩu cả nước); nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo công ăn việc làm cho gần 1,2 triệu lao động.
    Phát triển các KCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường. Trong thời gian tới, việc phát triển các KCN sẽ làm gia tăng lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường
    Ô nhiễm môi trường tại các KCN là một trong những ngoại ứng tiêu cực phát sinh trong quá trình sản xuất. Chúng gây tổn hại lâu dài cho sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất những người dân trong khu vực xung quanh KCN nhưng không được xử lý và đền bù thỏa đáng. Ngoại ứng tiêu cực này gây tổn hại phúc lợi chung của xã hội, ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững, đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ. Bài tiểu luận đặt mục tiêu nêu rõ thực trạng ô nhiễm tại các KCN, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp chính phủ cho việc cải thiên môi trường KCN.
    B. NỘI DUNG
    I. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Ở CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
    1. Ô nhiễm nước mặt do nước thải khu công nghiệp:
     Đặc trưng nước thải KCN:
    Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn. Tốc độ gia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...