Tiểu Luận Kinh tế chính trị – Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lý do chọn đề tài :

    Chỉ có thể chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường chúng ta mới thực hiện được mục tiêu mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta .

    Mục đích nghiên cứu : Nước ta mới đi những bước vào kinh tế thị trường chúng ta vừa làm vừa học . Chúng ta lại xuất phát từ một nước nông nghiệp là chủ yếu vì vậy những khó khăn những khuyết điểm và tồn tại trong bước đầu là dễ hiểu . Hiện nay người giàu ở nước ta còn ít người nghèo và trung bình còn nhiều . Thu nhập bình quân đầu người ở nước ta còn thấp khoảng 400 USĐ khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng sản xuất chủ yếu vẫn còn dựa vào lao động thủ công , số lao động thất nghiệp còn nhiều . Các tệ nạn nhiều và có chiều hướng tăng như nghiện hút ma tuý , tham nhũng buôn lậu , cờ bạc . Rõ ràng để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, chúng ta phải phát triển mạnh mẽ kinh tế , nâng cao đời sống vật chất và tinh thần , nâng cao đạo đức và lối sống lành mạnh . Vì vậy mỗi bước xây dựng và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta phải hướng vào mục tiêu trên .

    Hệ thống kinh tế thị trường là một thể chế kinh tế dân chủ và tự do . Nó cho phép mỗi công dân có quyền sản xuất cái gì , như thế nào , sản xuất với cái gì cho ai và có quyền tiêu dùng cái gì . Công dân với tư cách là người tiêu dùng và người sản xuất sẽ lập kế hoạch tiêu thụ và sản xuất của minh một cách cá nhân phi tập trung , tức là mỗi người lập kế hoạch cho chính bản thân mình mà không cần bất cứ một hình thức tập trung nào . Sự phân phân phối các kế hoạch kinh tế khác nhau được thực hiện thông qua việc hình thành giá cả một cách tự do và cạnh tranh trên thị trường .
    Nền kinh tế thị trường xã hội do vậy hướng vào hình tượng con người tự do . Nó biểu thị quyền của mỗi con người , được phát triển nhân cách của mình được tự do và tự chịu trách nhiệm về sự phồn thịnh riêng của mình dĩ nhiên trong khuôn khổ giới hạn xã hội đã đặt ra .
    MULLER- ARMARK đã nói rằng vẫn nên ưu tiên hơn cho nền kinh tế thị trường ngay cả khi nó thua kém về kinh tế so với nền kinh tế kế hoạch . Nền kinh tế thị trường xã hội chính vì vậy là một thể chế kinh tế mang tính nhân bản hơn . Xét về mặt lâu dài phải để cho người dân có quyền tự do về chính trị cũng như về kinh tế. Rất khó có thể tưởng tượng được rằng , trong khi có nhiều quyền tự do cá nhân như vậy thì từng kế hoạch có thể thống nhất được với nhau một cách đầy đủ và chính xác đến mức những mong muốn của người dân đáp ứng theo một quy mô chung có thể chấp nhận được trong điều kiện thiếu hụt về hàng hoá.

    Nền kinh tế thị trường xã hội có một hệ thống thông tin tin cậy để có thể đưa ra được các dữ kiện tổng thể , có phân biệt và kịp thời về những mong muốn tiêu dùng của đân cư . ở đây thị trường sẻ cung cấp những thông tin cần thiết , mặc dù thiếu một kế hoạch tập trung nhưng không dẫn đến tình trạng lộn xộn , mà lại đưa đến một sự nhất trì có hiệu quả về các kế hoạch kinh tế tư nhân của người sản xuất và người tiêu dùng.

    Các thị trường các yếu tố sản xuất mang lại cho các nhà cung ứng những yếu tố nhà sở hữu tư bản và lực lượng lao động , những khả năng tìm kiếm lợi nhuận và công ăn việc làm . các khuyến khích vật chất giúp họ cải thiện về chất lượng và sản lượng , năng lực của mình trong cạnh tranh . Lực lượng lao động cố gắng cải thiện thu nhập tuỳ theo trình độ nghề nghiệp ngày càng cao hơn . Các nhà sản xuất tìm cách gia tăng thu nhập của họ nhờ hoạt động kinh doanh thông qua mở rộng sản xuất, sản phẩm mới và phương pháp sản xuất mới .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...