Luận Văn Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD="class: rows1, bgcolor: #DEE4FE, align: left"]Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình hiện nay

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Kinh tế cá thể, tiểu chủ có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, gắn liền với sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hóa.
    Trước thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển theo mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp, chỉ tồn tại một hình thức sở hữu công hữu với hai thành phần kinh tế: quốc doanh và tập thể. Do đó, kinh tế cá thể, tiểu chủ không được tạo điều kiện phát triển, hơn nữa còn bị coi là “phi XHCN”, là “đối tượng cải tạo XHCN”. Mặc dù vậy, trên thực tế nó vẫn hoạt động dưới dạng “kinh tế ngầm”.
    Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức thực tiễn, trong đổi mới tư duy lý luận, trước hết là tư duy kinh tế. Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng và khai thác mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, phát triển LLSX, kinh tế cá thể, tiểu chủ có điều kiện phục hồi và phát triển.
    Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, bộ phận kinh tế này ở nước ta đã phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế quốc dân.
    Theo số liệu từ cuộc tổng điều tra các cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp năm 2002, hàng năm tỷ trọng đóng góp của kinh tế cá thể, tiểu chủ vào tổng sản phẩm trong nước ở mức trên 30%. Đồng thời, kinh tế cá thể, tiểu chủ còn đóng vai trò rất quan trong việc giải quyết việc làm. Đến năm 2005, khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ cả nước đã có trên 3 triệu hộ hoạt động trong các ngành và các lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp và trên 10 triệu hộ hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu hút khoảng 28,6 triệu lao động tham gia làm việc (chiếm 65,6% số lao động có việc làm cả nước và 74,6% lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh) [4, tr.233]. Do đó, kinh tế cá thể, tiểu chủ đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
    Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội mang tính đặc thù đó đã tạo điều kiện cho kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với mô hình kinh tế hộ và kinh tế trang trại.
    Hiện nay kinh tế cá thể, tiểu chủ đã và đang có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh tế cá thể, tiểu chủ đang chiếm giữ tỷ trọng rất lớn. Theo số liệu của Cục Thống kê Thái Bình năm 2004 cho thấy: kinh tế cá thể, tiểu chủ chiếm tới 38,4% giá trị sản xuất nông nghiệp; 77,7% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ và chiếm 45,4% giá trị sản xuất công nghiệp.
    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình còn bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế như: quy mô nhỏ bé, phân tán, manh mún, vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động thấp, sức cạnh của hàng hóa thấp . Mặt khác, những khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách, về tâm lý xã hội . cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bộ phận kinh tế này. Trên thực tế kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của nó.
    Vì vậy, với mong muốn được góp phần làm rõ hơn những cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế cá thể, tiểu chủ, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển trong phạm vi cả nước nói chung, Thái Bình nói riêng, vấn đề: "Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình hiện nay" được chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Kinh tế cá thể, tiểu chủ là vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp cả về lý luận và giải pháp thực tiễn. Do vậy, nó đã và đang là đối tượng nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học.
    Cho đến nay, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau, được công bố dưới dạng chuyên đề, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, các kỷ yếu đề tài cấp bộ, các bài viết đăng trên các báo, tạp chí như:
    - GS.TS Hồ Văn Vĩnh (chủ biên), Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Trong công trình này, tác giả đã đề cập đến vị trí, vai trò của KTTN trong nền kinh tế nhiều thành phần; vấn đề quản lý của nhà nước đối với KTTN, thực trạng KTTN ở nước ta, phương hướng, giải pháp, chiến lược phát triển KTTN trong tình hình hiện nay.
    - TS. Hà Huy Thành (chủ biên), Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân - lý luận và chính sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân, đánh giá, phân tích thực trạng phát triển khu vực KTTN ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, đồng thời trình bày những quan điểm, chính sách và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực KTTN trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    - Luận văn thạc sĩ Đồng Hương Gấm, Kinh tế tư nhân ở tỉnh Lạng Sơn, thực trạng và giải pháp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004. Tác giả đã phân tích, đánh giá vị trí, vai trò và xu hướng vận động của KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN. Phân tích thực trạng KTTN ở tỉnh Lạng Sơn, từ đó đề ra những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả KTTN ở Lạng Sơn.
    - Lê Xuân Tùng, Các thành phần kinh tế và quan hệ sản xuất, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989. Tác giả đã đề cập đến các quan điểm lý luận và nhận thức mới của Đảng ta về cách mạng QHSX, những chính sách mới của Đảng và Nhà nước về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.
    - Cùng một số bài viết của các tác giả: PGS.TS Nguyễn Đình Kháng; TS. Lê Xuân Bá, PGS.TS Hồ Trọng Viện, PGS.TSKH Trần Nguyễn Tuyên.
    Tóm lại, với nhiều mức độ và cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sâu phân tích những đặc điểm, vai trò, thực trạng của kinh tế cá thể, tiểu chủ, đề xuất những giải pháp thúc đẩy phát triển bộ phận kinh tế này ở nước ta. Song, cho đến nay chưa có nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình.
    Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã được công bố, tôi hy vọng góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
    - Mục đích:
    Mục đích nghiên cứu của luận văn là khẳng định vị trí, vai trò của kinh tế cá thể, tiểu chủ, làm rõ xu hướng vận động của nó, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình, trong đó nhấn mạnh những vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển bộ phận kinh tế này ở Thái Bình trong thời gian tới.
    - Nhiệm vụ:
    + Đánh giá vị trí, vai trò của kinh tế cá thể, tiểu chủ trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của kinh tế cá thể, tiểu chủ (thuộc thành phần KTTN) ở Thái Bình hiện nay: Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
    + Luận chứng những quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Kinh tế cá thể, tiểu chủ (thuộc thành phần KTTN).
    - Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn (từ năm 2001 đến nay).
    5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
    - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, những chủ trương, chính sách của Nhà nước về các thành phần kinh tế nói chung, kinh tế cá thể, tiểu chủ nói riêng. Ngoài ra, luận văn kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài.
    - Về phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp lôgíc và lịch sử. Ngoài các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra
    6. Những kết quả đạt được của luận văn
    - Trên cơ sở lý luận chung, luận văn phân tích, khẳng định rõ hơn vị trí, vai trò của kinh tế cá thể, tiểu chủ và xu hướng vận động của nó trong nền KTTT định hướng XHCN.
    - Đánh giá đúng thực trạng kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Thái Bình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng của bộ phận kinh tế này ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
    - Luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho các cơ quan, ban ngành trong tỉnh, tham khảo, hoạch định các chính sách nhằm phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ nói riêng và phát triển kinh tế, xã hội nói chung.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Vũ Đình Ánh (2004), “Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, Lý luận chính trị, (5), tr. 53 - 60.
    2. Ban Chỉ đạo điều tra lao động việc làm, (2005), Công bố điều tra lao động việc làm năm 2005 ngày 17/11/2005, Hà Nội.
    3. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2002), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    4. Bộ Kế hoạch và đầu tư, (2005), Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2006 – 2010, Hà Nội.
    5. Trần Ngọc Bút (2002), Phát triển kinh tế tư nhân định hướng XHCN, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    6. Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, (2002), Tổng điều tra các cơ sở hành chính sự nghiệp, Thái Bình.
    7. Cục Thống kê Thái Bình (2004), Đề cương báo cáo phân tích cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004, Thái Bình.
    8. Cục Thống kê Thái Bình (2004), Báo cáo tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh cá thể phi nông nghiệp 2001 - 2005, Thái Bình.
    9. Cục Thống kê Thái Bình (2004), Niên giám thống kê 2004, Thái Bình.
    10. Cục Thống kê Thái Bình (2005), Niên giám thống kê 2005, Thái Bình.
    11. Cục Thống kê Thái Bình (2005), Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội chủ yếu 5 năm (2000 – 2005), Thái Bình.
    12. Cục Thống kê Thái Bình (2005), Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội 5 năm 2001 – 2005, Thái Bình.
    13. Cục Thống kê tỉnh Nghệ An (2005), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2005.
    14. Nguyễn Thị Diệp (2003), Kinh tế cá thể, tiểu chủ ở Nghệ An trong quá trình đổi mới, thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
     
Đang tải...