Luận Văn Kinh nghiệm xử lý nợ xấu từ một số quốc gia trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 13/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ngoại Thương
    Hà Nội, tháng 5 năm 2013

    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD
    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1

    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 2

    DANH MỤC PHỤ LỤC .3

    LỜI MỞ ĐẦU .4

    CHƯƠNG I: NỢ XẤU VÀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC

    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

    1.1 NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .7

    1.1.1 Khái niệm nợ xấu 7

    1.1.2 Nguyên nhân của nợ xấu .10

    1.1.2.1 Những biến động lớn trong kinh tế vĩ mô và/hoặc mở rộng sự tự do của một số khu vực tài chính .10
    1.1.2.2 Khả năng quản lý yếu kém và những lỗ hổng trong chính sách tín dụng của

    NHTM 11

    1.1.3. Những hệ quả của nợ xấu .12

    1.1.3.1. Hệ quả của nợ xấu đối với NHTM .12

    1.1.3.2. Hệ quả của nợ xấu đối với toàn nền kinh tế 12

    1.2 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    .13

    1.2.1 Các NHTM tự giải quyết nợ xấu của chính mình .14

    1.2.1.1 Tăng cường trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận và thua lỗ 14
    1.2.1.2 Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp và tái cơ cấu lại nợ 14

    1.2.1.3 Xử lý tài sản đảm bảo, đòi nợ bên bảo lãnh 15

    1.2.1.4 Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu 15

    1.2.1.5 Đánh giá hiệu quả của biện pháp “các NHTM tự giải quyết nợ xấu của

    chính mình” .16

    1.2.2 Loại bỏ ngân hàng yếu kém, phát triển các ngân hàng mạnh .17

    1.2.2.1 M&A các ngân hàng trong nước .17


    1.2.2.2 Cho phép các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị

    DN tốt mua lại các ngân hàng yếu kém 17

    1.2.2.3 Tăng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng 18

    1.2.2.4 Đánh giá hiệu quả của biện pháp “Loại bỏ ngân hàng yếu kém, phát triển

    các ngân hàng mạnh” .18

    1.2.3 Thành lập công ty quản lý tài sản - AMC .18

    1.2.3.1 Các hình thức của AMC 18

    1.2.3.2 Các biện pháp AMC áp dụng để xử lý nợ xấu .20

    1.2.3.3 Điều kiện để triển khai mô hình AMC 21

    1.2.3.4 Đánh giá hiệu quả của mô hình .22

    CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NHTM TẠI .23

    MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 23

    2.1 KINH NGHIỆM CỦA HÀN QUỐC .23

    2.1.1 Khái quát về tình hình nợ xấu của các NHTM Hàn Quốc 23

    2.1.2 Mô hình công ty xử lý nợ xấu của các NHTM tại Hàn Quốc - KAMCO (Korea Asset Management Corporation) và KDIC (Korea Deposit Insurance Company) .25
    2.1.3 Cơ chế xử lý nợ xấu của các NHTM tại Hàn Quốc 27

    2.1.3.1 Cơ chế xử lý nợ xấu .27

    2.1.3.2 Nguồn vốn thực hiện xử lý nợ xấu của KAMCO và KDIC - Quỹ công chúng

    .28

    2.1.3.3 Điều kiện đẻ thực hiện mua các khoản nợ xấu của KAMCO và KDIC 29

    2.1.3.4 Các biện pháp xử lý nợ xấu của KAMCO .30

    2.1.4 Đánh giá hiệu quả biện pháp xử lý nợ xấu tại Hàn Quốc .31

    2.2 KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM TẠI NHẬT BẢN 32

    2.2.1 Khái quát tình hình nợ xấu tại Nhật Bản 32

    2.2.2 Mô hình công ty xử lý nợ xấu của các NHTM tại Nhật Bản-RCC và IRCJ

    34

    2.2.3 Đánh giá biện pháp xử lý nợ xấu tại Nhật Bản .38

    2.3 KINH NGHIỆM CỦA MALAYSIA .39


    2.3.1 Khái quát tình hình nợ xấu tại Malaysia .39

    2.3.1.1 Malaysia trước cuộc khủng hoảng 1997 .39

    2.3.1.2 Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Malaysia .39

    2.3.2 Mô hình công ty xử lý nợ xấu tại Malaysia – Danaharta, Danamodal và

    CDRC .40

    2.3.2.1 Danaharta 41

    2.3.2.2 Danamodal .41

    2.3.2.3 CDRC - Ủy ban tái cơ cấu nợ doanh nghiệp 43

    2.3.3 Đánh giá hiệu quả biện pháp xử lý nợ xấu tại Malaysia .45

    2.4 KINH NGHIỆM CỦA MỸ .46

    2.4.1 Khái quát tình hình nợ xấu tại Mỹ 46

    2.4.1 Biện pháp xử lý nợ xấu tại Mỹ - TARP (Troubled Assets Relief

    Program) - chương trình mua lại các tài sản tài chính có mức độ rủi ro cao từ

    các định chế tài chính .47

    2.4.1.1 Tổng quan về TRRP - (Troubled Assets Relief Program) 47

    2.4.1.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu của TARP 48

    2.4.2 Đánh giá hiệu quả biện pháp xử lý nợ xấu tại Mĩ .49

    2.5 KINH NGHIỆM CỦA THỤY ĐIỂN 50

    2.5.1 Khái quát tình hình nợ xấu tại Thụy Điển 50

    2.5.1.1 Tình hình Thụy Điển trước khủng hoảng .50

    2.5.1.2 Cuộc khủng hoảng tài chính 1990 – 1992 tại Thụy Điển 52

    2.5.2 Mô hình công ty xử lý nợ xấu của Thụy Điển – Securum và Retrieva 53

    2.5.3 Đánh giá hiệu quả biện pháp xử lý nợ xấu tại Thụy Điển 54

    2.6 BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 56
    2.6.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy xử lý nợ xấu .56

    2.6.2 Về cơ cấu nguồn vốn xử lý nợ xấu .57

    2.6.3 Về điều kiện pháp lý .58

    2.6.4 Bài học về cơ chế xử lý nợ xấu .59

    2.6.4.1 Đánh giá phân loại nợ xấu 59


    2.6.4.3 Điều kiện để thực hiện thành công các biện pháp xử lý nợ xấu .60

    2.6.5 Bài học về tái cơ cấu doanh nghiệp .60

    2.6.6 Bài học về tái cấp vốn cho ngân hàng .61

    2.6.7 Bài học khác 61

    CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI 62

    3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM .62
    3.1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng ở Việt Nam hiện nay .62

    3.1.2 Tình hình nợ xấu tại các NHTM Việt Nam 63

    3.1.3 Những nguy cơ có thể gây bùng nổ nợ xấu trong nền kinh tế hiện nay .

    .65

    3.1.3.1 Bối cảnh kinh tế bất lợi, lợi suất kinh doanh đang sụt giảm 65

    3.1.3.2 Quan hệ tín dụng khó khăn khiến sản xuất đình đốn, DN phá sản 65

    3.2 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM 66

    3.2.1 Các chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước 66

    3.2.2 Hoạt động tự xử lý nợ các ngân hàng thương mại Việt Nam .67

    3.2.3 Hoạt động của DATC .68

    3.2.3.1 Hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DATC 68

    3.2.3.2 Kết quả hoạt động của DATC .69

    3.2.4 Đánh giá những biện pháp xử lý nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam 70

    3.2.4 Xu hướng thành lập Công ty mua bán nợ xấu quốc gia VAMC 72

    3.3 ĐỀ XUẤT THÀNH LẬP MÔ HÌNH CÔNG TY XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA

    CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 72

    3.3.1 Đề xuất mô hình hoạt động của công ty xử lý nợ xấu tại Việt Nam - VAMC 73
    3.3.2 Cơ chế hoạt động của công ty VAMC 75

    3.3.2.1 Mục tiêu 75

    3.3.2.2 Thời gian hoạt động của VAMC .75

    3.3.2.3 Cơ cấu nguồn vốn .75

    3.3.2.4 Đối tượng nợ được mua bán và tỷ lệ mua bán 77


    3.3.2.5 Các biện pháp thực hiện xử lý nợ của VAMC .77

    3.3.3 Những thách thức đặt ra khi triển khai mô hình công ty xử lý nợ xấu tại

    Việt Nam 78

    3.3.3.1 Giai đoạn suy thoái của nền kinh tế 78

    3.3.3.2 Cơ chế quản lý và vận hành hoạt động của công ty VAMC .78

    3.4 Kiến nghị những điều kiện để đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty xử lý

    nợ xấu tại Việt Nam - VAMC .79

    3.4.1 Về môi trường pháp lí .79

    3.4.2 Sự phát triển của thị trường tài chính trong nước .80

    3.4.3 Vấn đề về nguồn nhân lực và kĩ thuật .81

    KẾT LUẬN .83

    PHỤ LỤC 87



    1. Tính cấp thiết của đề tài


    LỜI MỞ ĐẦU


    Trong bối cảnh suy thoái kinh tế diễn ra ở khắp các châu lục trên thế giới bao gồm các nền kinh tế chủ chốt (Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc) mà tâm điểm vẫn là khủng hoảng nợ công châu Âu đã và đang gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam. Trong năm 2012, tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,03%, thấp nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại đây, lạm phát tuy đã được kiềm chế ở mức 6,81% nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại và nội tại nền kinh tế vẫn còn nhiều nguy cơ gây cản trở tới sự phát triển bền vững và lâu dài.
    Thị trường tài chính Việt Nam có nhiều bất ổn do trong giai đoạn 2006- 2010 tín dụng tăng trưởng quá cao, bình quân trên 35%. Nợ xấu theo NHNN là 8,6% tổng dư nợ tín dụng, khoảng hơn 202 nghìn tỷ đồng tính đến ngày 31/03/2012. Đặc biệt tỷ lệ nợ xấu trong khu vực bất động sản và xây dựng rất lớn, chiếm khoảng 30% tổng số nợ xấu trong khi thị trường này đang suy giảm mạnh cả về mức giá và lượng giao dịch.
    Xử lý nợ xấu là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Giải quyết nợ xấu là một chủ đề được đề cập nhiều trong thời gian qua. Đã có nhiều nghiên cứu và hội thảo được diễn ra liên quan đến chủ đề này dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới. Và, gần như hầu hết các quan điểm đều chung một ý tưởng rằng xử lý nợ xấu qua các công ty quản lý tài sản là cách thức được áp dụng phổ biến tại các quốc gia trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn: “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu tại một số quốc gia trên thế giới và một số đề xuất cho Việt Nam” làm đề tài công trình nghiên cứu khoa học.
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Nợ xấu trên thế giới hiện nay đã không còn là một vấn đề xa lạ. Khi các cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, ít hay nhiều chúng cũng đều có liên quan hoặc dẫn đến vấn đề nợ xấu tăng cao. Vì vậy trên thế giới và Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về vấn đề nợ xấu và các cách giải quyết, trong đó có thể kể đến một số công trình sau:
    - Ingves, Stefan, Steven Seelig, and Dong He, 2004, “Issues in the Establishment of Asset Management Companies,” IMF Policy Discussion Paper No. 04/3 (Washington: International Monetary Fund) nghiên cứu về việc thành lập công ty quản lý nợ xấu.
    - Lindgren, Carl-Johan, Tomas Balino, Charles Enoch, Anne-Marie Gulde, Marc Quintyn, and Leslie Teo, 1999, Financial Sector Crisis and Restructuring: Lessons from Asia, IMF Occasional Paper No. 188 (Washington: International Monetary Fund) nghiên cứu về khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và vấn đề tái cấu trúc.
    - Một số các bài nghiên cứu về nợ xấu và phương pháp giải quyết nợ xấu của các nước trên thế giới như Mĩ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan trên các trang tạp chí như Tạp chí Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, tạp chí Tài chính thuộc Bộ Tài chính v.v
    Tuy nhiên, các công trình trên chưa đề cập một cách tổng thể vấn đề nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trên cơ sở đó rút ra những bài học cho Việt Nam, đồng thời đề xuất những gợi ý cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợ xấu của các NHTM hiện nay.
    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các NHTM tại một số nước trên thế giới như Mỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đưa ra được một số đề xuất về biện pháp và mô hình xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam cùng với các kiến nghị để giải quyết vấn đề nợ xấu ở Việt Nam.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Để đạt được mục tiêu đã đề ta ở trên, đề tài tập trung giải quyết 3 nhiệm vụ cơ bản sau:
    - Làm rõ những vấn đề lí luận cơ sở về nợ xấu và các biện pháp xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại;
    - Nghiên cứu và phân tích các biện pháp xử lý nợ xấu tại một số nước trên thế giới là Mỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan;


    - Đề xuất các biện pháp xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nợ xấu và biện pháp xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại.

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu nợ xấu và biện pháp giải quyết nợ xấu của các NHTM tại 5 quốc gia: Mỹ, Thụy Điển, Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan. Về thời gian, được giới hạn cho Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Đối với các quốc gia có vấn đề nợ xấu được nghiên cứu, giai đoạn được nhóm nghiên cứu giới hạn từ khi vấn đề nợ xấu bắt đầu trầm trọng đến khi đã xử lý được đáng kể, cụ thể đối với mỗi quốc gia sẽ khác nhau.
    6. Phương pháp nghiên cứu

    Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp logic, phương pháp nghiên cứu tại bàn các số liệu, đồng thời sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích như vẽ bảng, biểu, sơ đồ, đồ thị nhằm minh họa và làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
    7. Kết cấu của đề tài

    Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài bao gồm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại

    Chương II: Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các NHTM tại một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam
    Chương III: Một số đề xuất về biện pháp xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

    • 22.doc
      Kích thước:
      2.6 MB
      Xem:
      5
    • 22.pdf
      Kích thước:
      984.6 KB
      Xem:
      5
Đang tải...