Luận Văn Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng chế định sản phẩm trong pháp luật Hoa Kỳ và Canada- Khả năng áp dụng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng chế định sản phẩm trong pháp luật Hoa Kỳ và Canada- Khả năng áp dụng tại Việt Nam
    Giới thiệu chung

    I. Dẫn nhập
    Trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm (Products Liability) là một định chế pháp luật quan trọng ở nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Quá trình phát triển chế định pháp luật này gắn liền với nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng trước những nhà sản xuất, cung ứng hàng hoá sản phẩm. Cội nguồn của vấn đề là ở sự xung đột lợi ích giữa việc chạy đua lợi nhuận với sự cần thiết phải đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ cho người dân. Các doanh nghiệp, do chạy theo lợi nhuận, do để cạnh tranh, các nhà sản xuất có xu hướng bỏ qua những yêu cầu về an toàn nhằm tránh chi phí cao hoặc bỏ qua những cảnh báo về sự nguy hại tiềm tàng của việc sử dụng sản phẩm nhằm tránh việc giảm mức tiêu thụ chúng. Sự phát triển của chế định này là một bước tiến của pháp luật ở nhiều nước trong việc kiểm soát các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm vì lợi ích của cộng đồng. Bản chất của chế định này là các nhà sản xuất và những tổ chức, cá nhân tham gia vào việc tiêu thụ sản phẩm phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra cho người sử dụng sản phẩm nếu như việc sử dụng chúng gây thiệt hại cho họ vì sản phẩm có khiếm khuyết hay việc sử dụng chúng có thể kéo theo những nguy hại tiềm tàng nhưng không được cảnh báo trước.
    Trên thế giới, Liên minh Châu Âu cũng có những cố gắng lớn trong việc điều chỉnh pháp luật quan hệ giữa người sản xuất, cung ứng với người tiêu dụng liên quan đến những thiệt hại do sử dụng sản phẩm gây ra. Ngày 25 tháng 7 năm 1985 Uỷ ban của Cộng đồng Châu Âu đã ban hành Chỉ thị 85/374/EEC để hài hoà hoá các quy định bắt buộc trong lĩnh vực pháp luật và hành chính của các nước thành viên về trách nhiệm của các sản phẩm bị khiếm khuyết[1]. Chỉ thị này được ban hành trên cơ sở Hiệp ước về thành lập Cộng đồng Châu Âu, nhất là điều 100. Chỉ thị 85/374/EEC này đã được sửa đổi bởi Chỉ thị số 1999/34/EC do Nghị viện và Hội đồng Liên minh Châu Âu ban hành ngày 25 tháng 5 năm 1999[2]. Theo các Chỉ thị này, các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ thiệt hại nào do sản phẩm bị khiếm khuyết gây ra cho người tiêu dùng. Theo Chỉ thị năm 1985 nêu trên, nhà sản xuất cung ứng có nhiều cơ hội giải phóng trách nhiệm của mình thông qua các qui định: (1) Nghĩa vụ chứng minh; (2) Các trường hợp miễn trách nhiệm (sự phát triển của rủi ro, .); (3) Giới hạn trách nhiệm trần. Với các qui định về nghĩa vụ chứng minh, Chỉ thị buộc người bị thiệt hại trong mọi trường hợp phải chứng minh thiệt hại xảy ra do việc sử dụng sản phẩm bị khiếm khuyết. Với trường hợp các qui định về miễn trách nhiệm thì nhà sản xuất có thể được giải phóng trách nhiệm nếu chứng minh rằng tại thời điểm sản xuất họ không thể nhìn thấy được rủi ro như đã xảy ra hay trình độ khoa học kĩ thuật tại thời điểm nhà sản xuất đưa sản phẩm vào lưu thông không thể phát hiện được các khiếm khuyết, . Các qui định về giới hạn trách nhiệm trần cho phép các quốc gia thành viên áp dụng giới hạn trần trong các vụ khiếu kiện có nhiều nhiều người. Việc áp dụng trách nhiệm trần sẽ có lợi chỉ cho người khởi kiện đầu tiên.
    Tại Nhật Bản, quốc gia này cũng có sự phát triển trong điều chỉnh pháp luật đối với những vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Trước khi có Luật Trách nhiệm sản phẩm năm 1994, pháp luật Nhật Bản đã có chế định về trách nhiệm sản phẩm (tuy trong pháp luật Nhật Bản lúc đó không hề tồn tại khái niệm "trách nhiệm sản phẩm" với tư cách một khái niệm pháp lý)[3]. Tuy bị ảnh hưởng nhiều bởi chế định trách nhiệm sản phẩm trong Chỉ thị năm 1985 của Ủy ban Châu Âu về trách nhiệm sản phẩm[4], Luật Trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản năm 1994 chỉ gồm có 7 Điều luật[5].
    Như vậy, rõ ràng trong nền kinh tế thị trường, việc bảo vệ người tiêu dùng trước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đang rất được pháp luật nhiều quốc gia chú ý. Chuyên đề sau đây sẽ tìm hiểu pháp luật về chế định Trách nhiệm sản phẩm của khu vực Bắc Mỹ - một trong những khu vực có hệ thống pháp luật phát triển lâu đời nhất trên thế giới với mục tiêu xây dựng chế định này tại Việt Nam trong điều kiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của quốc gia. Hai quốc gia tiêu biểu được chọn để nghiên cứu là Hoa Kỳ và Canada.
    II. Quá trình xây dựng và nội dung chế định trách nhiệm sản phẩm của pháp luật Hoa Kỳ

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...