Tiểu Luận Kinh nghiệm xây dựng kế hoạch năm học ở trường mầm non

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Đặt vấn đề
    Chúng ta biết rằng bất kỳ một Quốc gia, một Bộ, một Ngành hay một đơn vị, một địa phương, một doanh nghiệp trong quá trình hoạt động đều phải có kế hoạch. Kế hoạch được hiểu chung là toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống về những công việc dự định làm trong một thời gian nhất định với cách thức, trình tự và thời hạn tiến hành. Việc xây dựng kế hoạch là quá trình sắp xếp có tính toán trước một cách khoa học các chỉ tiêu, trình tự tiến hành các công việc trong khoảng thời gian định sẵn với sự phân công con người và bố trí vật lực hợp lý để công việc đó có thể tiến hành một cách chủ động, đạt hiệu quả cao nhất, với thời gian tiết kiệm nhất.
    Đối với ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), lập kế hoạch là chức năng của tất cả các nhà quản lý dù tính chất và phạm vi của nó khác nhau ở những cấp quản lý khác nhau. Chức năng lập kế hoạch liên quan chặt chẽ đến các chức năng khác của người cán bộ quản lý trong chu trình hoạt động quản lý của mình: Lập kế hoạch - tổ chức - chỉ đạo - kiểm tra - điều chỉnh kế hoạch. Lập kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản lý, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý. V.I Lê Nin đã từng nói: " Mọi kế hoạch đều là thước đo, tiêu chuẩn, đèn pha và là cái mốc"
    Đối với các trường học, chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục - dạy học diễn ra trong đó. Đặc biệt đối với trường mầm non, nơi mà quá trình sư phạm không chỉ đơn thuần là quá trình dạy học mà còn là quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì việc lập kế hoạch lại càng quan trọng. Lập kế hoạch là một biện pháp chủ yếu, nó giúp người quản lý hình dung rõ ràng và chủ động trong công việc. Kế hoạch là cơ sở thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra trong năm học, giúp cho mọi hoạt động của nhà trường tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm. Mặt khác, nó giúp cho người Hiệu trưởng chủ động trong khi điều hành công việc, đưa các hoạt động vào nề nếp.Nếu không có kế hoạch thì mọi hoạt động trở nên vô mục đích, trở nên khó khăn, không tránh khỏi mò mẫm, giẫm đạp lên nhau, lúng túng và luôn nằm trong tình trạng bị động. Kế hoạch đồng thời còn là cơ sở để nhà trường và cấp trên kiểm tra, đánh giá các hoạt động, biết được kết quả để giúp nhà trường có sự thay đổi, biến đổi tích cực nhằm tạo nên sự phát triển cả về chất và lượng. Tuy thế lý luận kế hoạch hóa của Khoa học quản lý giáo dục hết sức khái quát, trừu tượng nên nhận thức trong mỗi người không khỏi không có những chỗ khác nhau, khó vận dụng. Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Mầm non thường gặp phải khá nhiều khó khăn về xác định mục tiêu, cụ thể hoá các nhiệm vụ, đề ra các biện pháp chưa xác đáng nên mặc dầu có kế hoạch nhưng tính khả thi còn quá yếu. Việc cụ thể hoá lý luận xây dựng kế hoạch năm học ở các trường Mầm non để tiện sử dụng là hết sức cần thiết. Vì thế , trong quá trình làm công tác quản lý giáo dục, qua thực tế xây dựng và thực hiện kế hoạch năm học, tôi mạnh dạn chọn và nêu lên" một số kinh nghiệm xây dựng kế hoạch năm học ở trường Mầm non ".
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...