Chuyên Đề Kinh nghiệm về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của một số Ngân hàng phát triển trên thế giới [

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài học kinh nghiệm về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của một số Ngân hàng phát triển trên thế giới

    Có nhiều NHPT trên thế giới, đứng đầu là WB - Ngân hàng thế giới, các ngân hàng phát triển khu vực (NHPT Châu Á, NHPT Châu Âu ), các ngân hàng phát triển quốc gia (NHPT Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc ). Mục tiêu của các ngân hàng này đều là tài trợ cho phát triển kinh tế bền vững thông qua các chương trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo
    Nhìn chung, việc hình thành NHPT đều dựa trên các ý tưởng cần có sự can thiệp rất lớn của Nhà nước vào phát triển kinh tế nhằm tăng cường đầu tư và phục vụ các mục tiêu kinh tế - xã hội. Có thể kể ra một số quốc gia có xuất phát điểm khá tương đồng với Việt Nam như sau:

    1.4.1. Ngân hàng phát triển Nhật bản (DBJ)
    Năm 1951, NHPT Nhật Bản được thành lập để tài trợ cho các ngành công nghiệp có quy mô lớn, NHPT Nhật Bản thuộc sở hữu của Nhà nước.

    Qua 20 năm (1955 - 1975), tốc độ tăng trưởng tài sản của ngân hàng tăng từ 370 tỷ Yên lên 2.917 tỷ Yên (gần 8 lần), nguồn tiền chủ yếu là vay từ Chính phủ dưới hình thức Quỹ tín thác đầu tư. (Nguồn: Japan Development Bank)

    Trong giai đoạn đầu sau chiến tranh từ 1953 đến 1960, 87% khoản cho vay của WB cho Nhật Bản đều thông qua NHPT và Chính phủ trở thành người bảo lãnh. Hơn nữa, chính sách của Chính phủ Nhật Bản là giới hạn đầu tư của nước ngoài chỉ vào một số ngành như điện lực, đường sắt, khai khoáng và sắt.

    Phần lớn tài sản của ngân hàng là các khoản cho vay phát triển (cho vay dài hạn). Tỷ lệ đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt tương đối cao trong giai đoạn 56 - 60, chủ yếu là để khôi phục các doanh nghiệp bị tàn phá sau chiến tranh và tạo dựng cơ sở vật chất ban đầu. Về sau tỷ lệ này giảm dần do các ngành này sau khi đã đứng vững trên thương trường thì được tài trợ từ các ngân hàng công nghiệp là chủ yếu. Tỷ lệ đầu tư cho kết cấu hạ tầng cơ sở, cải thiện điều kiện sống, cải tiến nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ rất lớn so với tỷ lệ đầu tư các ngành công nghiệp then chốt. Việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng vừa nâng cao mức sống của dân cư, vừa tạo điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, hiệu quả tài chính trực tiếp từ các khoản đầu tư này rất khó xác định trong ngắn hạn, do vậy thường không nằm trong mục tiêu cho vay của các ngân hàng khác. Trợ giúp vốn cho doanh nghiệp nhằm góp phần trang trải chi phí nghiên cứu ban đầu đối với sản phẩm mới, cho vay đầu tư vào tài sản lưu động trong giai đoạn đầu của các dự án Ngân hàng chú trọng các khoản cho vay hỗ trợ ban đầu, cho vay đối với các lĩnh vực sinh lời thấp song có tác dụng tương hỗ rộng đối với các vấn đề kinh tế - xã hội.

    1.
    4.2. Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CDB)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...