Tiểu Luận Kinh nghiệm tổ chức tiết dạy phân môn Vẽ tranh đề tài giúp học sinh học tốt môn mĩ thuật ở Trường Ti

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lí do chọn đề tài.
    Đứng trước tình hình mới của đất nước ta đang từng ngày, từng giờ đổi mới và phát triển mạnh mẽ đặc biệt là trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Đòi hỏi xã hội phải có những thế hệ người lao động mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, có trình độ nhận thức cao. Để đáp ứng ®­îc nhu cầu cấp bách đó của xã hội thì việc giáo dục con người phát triển toàn diện trên 5 mặt " Đức, trí, lao, thể, mĩ" là mục tiêu hàng đầu. Trong đó Mĩ thuật đóng một vai trò không nhỏ trong sự nghiệp lớn lao ấy - Sự nghiệp giáo dục.
    Vậy mục tiêu của giáo dục thẩm mĩ là đem lại cho con người những giá trị thẩm mĩ chân chính trên nền tảng của sự phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức làm cho con người hoà đồng được những giá trị đó để có được một trình độ văn hoá cao, một nhân cách hài hoà. Mà như chúng ta đã biết mục tiêu của việc giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng chủ yếu không phải là dạy kĩ năng vẽ, mà thông qua dạy vẽ để giáo dục cho học sinh cảm nhận cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống, học tập, sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm sao để tiết học Mĩ thuật trở nên lôi cuốn hấp dẫn? Là một giáo viên tiểu học tôi nhận thấy rằng ở lứa tuổi này lần đầu tiên tiếp xúc với nghệ thuật, tuy không phải dễ nhưng cũng không phải quá khó khăn. Dễ ở chỗ nghệ thuật không phải là những con số hay định lí toán học nên không có đáp án cụ thể nên đối với nghề dạy học đã đòi hỏi tính nghệ thuật rồi thì dạy nghệ thuật càng đòi hỏi tính nghệ thuật cao hơn. Phải làm sao để học sinh được thể hiện cá tính và bộc lộ hết khả năng, sở thích của mình, có khát vọng hoàn thiện bản thân như hoàn thiện các nhu cầu vươn tới cái đẹp.
    Để đạt được mục tiêu trên, khi giảng dạy môn Mĩ thuật giáo viên không nên biến tiết học thành những bài học công thức cứng nhắc mà cần tìm hiểu phương pháp giảng dạy, học nhẹ nhàng, phù hợp với đối tượng. Phải làm sao cho học sinh được tiếp xúc ngôn ngữ nghệ thuật một cách tự giác. Làm sao để các em say sưa với môn học, để các em tự tìm đến với kiến thức và kĩ năng cần thiết trong quá trình học tập. Có như vậy mới thực sự thúc đẩy học sinh tích cực, tư duy, sáng tạo. Tạo ra được những bài vẽ tốt, có chất lượng cao, phù hợp với cuộc sống hàng ngày đi lên của xã hội.
            Là một giáo viên dạy Mĩ thuật ở trường Tiểu học, tôi nhận thấy những thuận lợi cũng như những hạn chế trong việc dạy và học. Vậy muốn phát huy chỗ đứng của bộ môn Mĩ thuật trong sự nghiệp nói chung và hình thành tính chất thẩm mĩ ở trường tiểu học nói riêng là một việc làm hết sức khó khăn và  trọng tâm là chất lượng dạy học có hiệu quả. Xuất phát từ tình hình dạy học Mĩ thuật ở trường tôi hiện nay nhất là phân môn Vẽ tranh đề tài, tôi cần phải làm một việc gì đó để giờ vẽ tranh đề tài thực sự có hiệu quả. Từ lí do trên tôi chọn đề tµi “ Kinh nghim tæ chc tiết dy ph©n m«n V tranh đề tài gióp häc sinh häc tèt m«n mÜ thuËt ë Tr­êng TiÓu häc Số 1 Đồng Hợp để nghiên cứu. Tôi thấy đây là một đề tài có ý nghĩa rất thiết thực nhằm nâng cao chất lượng học mĩ thuật cho học sinh.
    2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu.
    a. Mục đích nghiên cứu.
    Môn Mĩ thuật ở trường tiểu học là những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất của giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, đào tạo cho các em hiểu biết ban đầu về mĩ thuật, góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập hay sinh hoạt hàng ngày. Để hoàn thành mục tiêu dạy học thì người giáo viên cần phải có phương pháp sư phạm phù hợp với từng lứa tuổi, từng đối tượng học sinh, giúp các em say mê học tập đạt kết quả cao.
    Đứng trước tình hình thực tế của xã hội nói chung và xuất phát từ thực tế học sinh trường tiểu học nói riêng tôi thấy môn Mĩ thuật thường coi là môn học phụ. Học sinh thường học qua loa không chuyên sâu nên sự rèn luyện khả năng của học sinh ngày càng mai một. Quan điểm chưa đúng đắn, thiếu quan tâm của phụ huynh coi môn học là môn phụ học cũng được, không học cũng được nên việc chuẩn bị đồ dùng học cho con còn coi nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh. Mà nguyên nhân chủ yếu lại nằm ngay trong ý nghĩ, quan niệm sai lệch chủ quan của con người. Mặt khác điều kiện vật chất các thiết bị dạy học còn thiếu thốn. Cộng với sự hạn chế về năng lực của giáo viên chỉ biết vận dụng các phương pháp dạy học một cách máy móc, dạy theo một mô h×nh ®ã hướng dẫn sẵn từ trước mà không cần có cải tiến sáng tạo dẫn đến giờ dạy Mĩ thuật không cao. Đặc biệt là phân môn Vẽ tranh đề tài, các em còn vẽ tranh chưa đẹp, bài vẽ còn cứng nhắc, không phát huy óc sáng tạo của mình.
    Vì vậy đòi hỏi người giáo viên dạy bộ môn này không những phải nắm chắc kiến thức và phương pháp dạy học, tìm ra những phương pháp nhằm nâng cao sự hứng thú, năng lực, khả năng tư duy, óc sáng tạo và phương pháp làm việc khoa học đồng thời hình thành ở các em phẩm chất lao động mới con người phát triển toàn diện với " Đức - Trí - Lao - Thể - Mĩ "
    b. Nhiệm vụ nghiên cứu.
    Để giải quyết những mục đích trên tôi đặt ra những nhiệm vụ sau:
    - Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản phổ thông về bộ môn Mĩ thuật như khả năng tri giác, khả năng thể hiện đối tượng vẽ.
    - Thông qua phần thực hành của bộ môn Mĩ thuật còn rèn cho các em khả năng quan sát, cách phân tích so sánh từ bao quát đến chi tiết giúp cho tư duy phát triển.
    - Tạo điều kiện để học sinh học tốt những môn học khác.
    - Định hướng cho một số bộ phận nhỏ học sinh có năng khiếu tiếp tục học các trường chuyên nghiệp sau này. - Dạy Mĩ thuật nói riêng hay dạy mĩ thuật ở tiểu học nói chung góp phần mở rộng môi trường mĩ thuật cho xã hội để mọi người đều hướng tới cái đẹp và thưởng thức cái đẹp từ đó giúp cuộc sống của con người phong phú hơn, đẹp hơn.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    a. Đối tượng nghiên cứu.
    - Học sinh tiểu học
    b. Phạm vi nghiên cứu.
    - Phân môn vẽ tranh đề tài Mĩ thuật ở trường Tiểu học.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    - Tôi sử dụng những phương pháp sau để nghiên cứu đề tài này:
    + Phương pháp phân tích.
    + Phương pháp minh hoạ.
    + Phương pháp tổng hợp.
    + Phương pháp quan sát sư phạm.
    + Thực tế giảng dạy.
    + Phương pháp kiểm nghiệm so sánh.
    + Qua sách báo, băng hình, dự giờ thăm lớp, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
    5. Những đóng góp của kinh nghiệm
    Qua nghiên cứu ®Ò tµi “Kinh nghiệm tæ chức tiết dạy ph©n m«n Vẽ tranh đề tài gióp häc sinh häc tèt m«n mÜ thuËt ë Tr­êng TiÓu häc Số 1 Đồng Hợp” giúp bản thân tôi nói riêng và những giáo viên Mĩ thuật nói chung, coi mọi giải pháp góp phần nâng cao hứng thú học tập của học sinh phát huy được tư duy, khả năng sáng tạo để từ đó nâng cao được chất lượng tiết dạy của giáo viên và các bài thực hành của học sinh đẹp hơn, hoàn thiện hơn.
    Với đề tài tôi chọn nghiên cứu hy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc dạy và học môn mĩ thuật ở Tiểu học đạt kết quả cao.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...