Tiểu Luận Kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng khai thác biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong dạy học địa lí 7

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
    Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong giảng dạy địa lí là phải thực hiện theo định hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Lấy học sinh làm trung tâm). Người thầy phải có ý thức sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy được năng lực tư duy sáng tạo của học sinh. Trong dạy học địa lí kênh hình đóng vai trò rất quan trọng, nó vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức quan trọng. Trong đó, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là một kênh hình chiếm tỉ lệ khá lớn của số của số tiết học về đặc điểm khí hậu của một địa phương. Để tạo điều kiện cho học sinh học tập tự giác, tích cực thì việc rèn luyện kĩ năng đọc biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa là rất cần thiết, giúp học sinh có được một công cụ đắc lực để lĩnh hội kiến thức địa lí từ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và nhớ lâu. Khi phân tích biểu nhiệt độ và lượng mưa để rút ra được khái niệm hoặc một kiến thức mới thì học sinh phải qua một quá trình suy nghĩ, đối chiếu, phân tích và rút ra kết luận .Qua đó phát triển được tính tích cực, chủ động và sáng tạo, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
          Chương trình sách giáo khoa Địa lí 6,7,8,9, đặc biệt địa lí 7 không chỉ có kiến thức mà còn có nhiều kênh hình, trong kênh hình biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa chiếm tỉ lệ khoảng 10%, nhờ đó học sinh có thể dựa vào biểu đồ để khai thác thuận lợi những tri thức địa lí chứa trong đó dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên. Trong thực tế giáo viên thường xem biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là một phương tiện minh họa, ít chú ý đến chức năng là nguồn kiến thức của chúng và ít chú ý cho học sinh tự làm việc với phương tiện này. Hoặc trong phân tích biểu đồ nhiệt độ và lương mưa, giáo viên thường dùng phương pháp đàm thoại, các câu hỏi giáo viên đưa ra đôi lúc còn quá nhiều, vụn vặt, học sinh chỉ việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên nêu, chứ bản thân học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề đặt ra nên việc khai thác biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của học sinh còn khó khăn.
         Việc khai thác biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa trong dạy học địa lý 7 phải được sử dụng như là một phương tiện nhận thức. Kiến thức từ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa không phải do giáo viên cung cấp trực tiếp cho học sinh mà phải do chính học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng vốn có của mình để phân tích, chắt lọc và tự khám phá để rút ra kiến thức địa lí chứa trong đó. Từ biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa để rút ra được khái niệm (hình thành  kiểu khí hậu tương ứng) hoặc so sánh các biểu đồ cùng loại với nhau để rút ra nhận xét là một quá trình đòi hỏi kĩ năng đọc, phân tích, nêu đặc điểm, suy luận mà không phải ai cũng thành công trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học. Trên cơ sở thực nghiệm và được sự góp ý của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn, thông qua kết quả đạt được qua quá trình giảng dạy, tôi xin được nêu lên kinh nghiệm sử dụng thành công phương tiện trực quan này, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay.
    Phạm vi đề tài: Đề tài chỉ giới hạn kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng khai thác biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trong dạy học địa lí 7.

    3. CƠ SỞ LÍ LUẬN:

    Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là biểu đồ thể hiện tình hình khí hậu của một địa phương qua hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa trung bình của các tháng trong năm. Qua việc khai thác các chỉ số nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của biểu đồ, chúng ta có thể biết được diễn biến khí hậu của địa phương đó như thế nào. Trong dạy học địa lí biểu đồ nhiệt độ lượng mưa có chức năng vừa là phương tiện trực quan, vừa là nguồn tri thức địa lí quan trong đối với học sinh. Biểu đồ không chỉ giúp học sinh nhận thức đặc điểm khí hậu của một địa phương nào đó thuận lợi hơn, sinh động hơn mà còn là nguốn tri thức để học sinh khai thác, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức địa lí ẩn chứa trong đó. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là một công cụ trực quan rất có công dụng trong giảng dạy và học tập địa lí. Vì vây, tổ chức cho học sinh khai thác các tri thức địa lí qua biểu đồ là rất cần thiết, trên cơ sở đó phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo, nâng cao chất lượng học tập của học sinh

    4. CƠ SỞ THỰC TIỄN:

    Rèn luyện kĩ năng khai thác biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa là việc cần thiết không thể thiếu trong dạy học địa lí 7. Đây là việc được hình thành từ lớp 6 và được rèn luyện nhiều trong địa lí 7. Nhưng trong thực tế thì kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của học sinh còn rất hạn chế. Nhiều em chưa biết đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để rút ra tính chất nhiệt độ và lượng mưa của một địa phương.
      *Nguyên nhân: Giáo viên thường dùng biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa để làm phương tiện minh họa cho nội dung đã được thông báo trước đó, ít chú ý đến chức năng nguồn kiến thức của chúng và ít chú ý đến việc cho học sinh tự làm việc với phương tiện này. Hoặc trong phân tích biểu đồ nhiệt độ và lương mưa, giáo viên thường dùng phương pháp đàm thoại. Các câu hỏi giáo viên đưa ra đôi lúc còn quá nhiều, vụn vặt, học sinh chỉ việc trả lời thụ động các câu hỏi của giáo viên nêu chứ bản thân học sinh chưa có nhu cầu nhận thức, chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề đặt ra.
    Ví dụ: Trong bài: Đới nóng - Môi trường xích đạo ẩm (tiết 5-Địa lí 7) Để tìm hiểu đặc điểm đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm, giáo viên cho học sinh quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xin-ga-po và trả lời các câu hỏi: Tháng có nhiệt độ cao nhất là bao nhiêu? Vào tháng nào? Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là bao nhiêu? Lượng mưa tháng thấp nhất vào tháng nào? Bao nhiêu mm? Tổng lượng mưa trong năm là bao nhiêu? Phân bố lượng mưa trong năm như thế nào? .Học sinh dựa vào biểu đồ lần lượt trả lời các câu hỏi, giáo viên chốt lại kiến thức: đặc điểm đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm là nóng và ẩm quanh năm.
    Với cách tiến hành như trên, học sinh chỉ trả lời thụ động các câu hỏi đã nêu chứ chưa chủ động tìm tòi, suy nghĩ để rút ra đặc điểm khí hậu của một địa phương. Chính vì vậy kĩ năng đọc và phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của học sinh còn hạn chế.
    Việc rèn luyện kĩ năng phân tích biểu đồ nhiệt độ - lượng mưa trong dạy học địa lí 7 không phải là mới, phần này đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu như: Phương pháp dạy học địa lí, Đổi mới phương pháp dạy học, Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực .nhưng các tài liệu này chỉ đưa ra những hướng dẫn chung chứ chưa đi sâu vào cụ thể. Vì vậy, tôi chọn đây là vấn đề cần khai thác.
     
Đang tải...