Kinh nghiệm quốc tế về giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012 - 03 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thị Quỳnh Nga
    Các thành viên tham gia: Nguyễn Thị Huyền A; Ngô Thanh Thủy; Nguyễn Thị Huyền B.
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Việc phát triển đội ngũ giáo viên trong đó chú trọng giáo dục nhân cách người giáo viên để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH đất nước đã trở thành một trong những nhiệm vụ cơ bản của quá trình đổi mới GD.

    Nhân cách của người giáo viên chính là các giá trị nghề nghiệp đã được hình thành ở họ trong thời gian học tập ở trường sư phạm và thời gian giảng dạy thực tiễn, trong đó giai đoạn học tập ở trường sư phạm có ý nghĩa rất quan trọng. Vì thế, việc giáo dục giá trị nghề nghiệp cho SV ngành sư phạm phải được chú trọng trong quá trình đào tạo ở trường sư phạm. Tuy nhiên, vấn đề giáo dục giá trị nghề nghiệp ở nước ta hiện nay chưa được quan tâm nhiều, đặc biệt là giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm. Trong khi đó, vấn đề này đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và triển khai.

    Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, Bộ GD&ĐT đang thực hiện một chương trình khoa học giáo dục “Đổi mới đào tạo giáo viên trong trường Đại học Sư phạm đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Và để thực hiện được chương trình này thì việc xây dựng những yêu cầu cơ bản đối với nhân cách người giáo viên, là những giá trị nghề nghiệp mà người giáo viên cần hướng đến và phấn đấu đạt được là điều không thể bỏ qua. Chính vì thế, việc tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần cung cấp một nguồn tài liệu tham khảo cho giáo dục Việt Nam về con đường đi ngắn nhất trong điều kiện hiện nay.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Làm rõ kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm và xác định bài học cho giáo dục giá trị nghề nghiệp ở Việt Nam.

    4. Nội dung nghiên cứu

    - Cơ sở lý luận của đề tài: một số khái niệm có liên quan; Một số vấn đề chung về giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm;
    - Kinh nghiệm giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm ở một số quốc gia;
    - Bài học kinh nghiệm cho giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm ở Việt Nam.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    - Nghiên cứu những nét chung nhất của vấn đề giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm, bậc đại học (giáo viên phổ thông): Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và các con đường giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm.
    - Về thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những mô hình giáo dục giá trị trong xu thế đổi mới giáo dục cuối TK 20, đầu TK 21.
    - Quy mô so sánh: Mỹ; Úc và Trung Quốc.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu gồm: Tổng quan tài liệu; tổng kết kinh nghiệm; so sánh và Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thống kê và phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Chương 1: Cơ sở lí luận của việc giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm
    1.1. Khái niệm cơ bản
    1.2. Một số vấn đề chung về giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm

    Chương 2: Kinh nghiệm giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm của một số nước
    2.1. Kinh nghiệm của Mỹ
    2.2. Kinh nghiệm của Úc
    2.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc

    Chương 3: Bài học cho giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm ở Việt Nam
    3.1. Vấn đề giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm ở Việt Nam
    3.2. Bài học giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm ở Việt Nam

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Kết quả nghiên cứu đã làm rõ nội hàm của một số khái niệm, thuật ngữ có liên quan đến giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm; Tổng quan kinh nghiệm giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm ở một số quốc gia; Đưa ra bài học kinh nghiệm cho giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm ở Việt Nam; kiến nghị các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý giáo dục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách phát triển và các văn bản hướng dẫn giáo dục giá trị nghề nghiệp.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Đề tài đã tìm hiểu kinh nghiệm giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm ở 3 nước Mỹ, Úc và Trung Quốc, trên cơ sở đó đã rút ra các bài học về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và các con đường thực hiện giáo dục giá trị nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm ở nước ta. Nhóm đề tài đã kiến nghị các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý giáo dục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các chính sách phát triển và các văn bản hướng dẫn giáo dục giá trị nghề nghiệp. Đối với các trường đại học sư phạm thì đội ngũ giảng viên cần chủ động không ngừng nâng cao giá trị nghề nghiệp của mình, nhà trường cần có kế hoạch tăng cường cho sinh viên đi thực tế tại các trường phổ thông, tạo cơ hội để họ được rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và để lĩnh hội, vận dụng các giá trị nghề nghiệp vào thực tiễn giáo dục.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...