Luận Văn kinh nghiêm quốc tế về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. CÁC SẢN PHẨM VỀ CHỨNG KHOÁN


    1. Định nghĩa về chứng khoán

    Trước đây, Luật Chứng khoán của nhiều nước, đặc biệt là các nước theo hệ thống luật lục địa/luật La mã, đưa ra khái niệm “chứng khoán” theo nghĩa hẹp với một danh mục cụ thể các công cụ. Những danh mục này giới hạn một cách rõ ràng quy mô của Luật, nhưng cũng tạo ra khả năng linh hoạt nhất định để đáp ứng sự phát triển/thay đổi của thị trường tài chính. Theo đó, một loạt các công cụ tài chính, bao gồm cả các công cụ có độ rủi ro cao, không được điều chỉnh.

    Mức độ và tốc độ thay đổi của thị trường tài chính trong vòng hai thập kỷ qua đã gia tăng đáng kể yêu cầu phải có một định nghĩa linh hoạt hơn về chứng khoán. Điều này được thể hiện trong công cuộc cải cách thị trường tài chính ở nhiều quốc gia trong 10 năm vừa qua.

    2. Kinh nghiệm của các nước

    2.1. Kinh nghiệm của Mỹ

    Đạo Luật chứng khoán năm 1933, Phần 2(a) đưa ra khái niệm về chứng khoán theo nghĩa rộng như sau:

    “Thuật ngữ ‘chứng khoán’ có nghĩa là bất cứ giấy tờ, cổ phiếu, cổ phiếu quỹ, công cụ chứng khoán tương lai, trái phiếu, giấy nợ, bằng chứng về công nợ, chứng nhận về lợi ích hay tham gia bất cứ thỏa thuận chia sẻ lợi nhuận nào, chứng chỉ tín thác - cầm cố, chứng nhận hay đăng ký tham gia thành lập tổ chức, cổ phiếu chuyển đổi, hợp đồng đầu tư, chứng nhận bỏ phiếu, chứng nhận đặt cọc về chứng khoán, lợi ích không thể phân chia liên quan đến dầu, khí hay bất cứ quyền gì về khoáng sản, bất cứ quyền mua, bán, hợp đồng chứng khoán hai chiều, quyền mua hay đặc quyền đối với chứng khoán, chứng nhận tiền gửi, hay nhóm các chỉ số hoặc chỉ số chứng khoán (bao gồm bất cứ lợi ích liên quan hay trên cơ sở các giá trị đó), hoặc bất cứ quyền mua, bán, hợp đồng chứng khoán hai chiều, quyền mua hay đặc quyền về chứng khoán quốc gia liên quan đến ngoại tệ, hoặc nói chung là bất cứ lợi ích hay công cụ nào được hiểu là “chứng khoán”, hoặc bất cứ chứng chỉ lợi ích hay sự tham gia, kể cả tạm thời, dưới dạng giấy biên nhận, giấy bảo lãnh, hay chứng quyền, quyền mua hay quyền đặt mua những công cụ nói trên.

    2.2. Cộng đồng chung Châu Âu

    Phụ lục I Phần C của Chỉ thị về thị trường các công cụ tài chính (MiFID) định nghĩa “Các công cụ tài chính” là:

    (1) Chứng khoán chuyển đổi;

    (2) Các công cụ thị trường tiền tệ;

    (3) Chứng chỉ của các chương trình đầu tư tập thể;

    (4) Quyền chọn, công cụ tương lai, hợp đồng hoán đổi, thỏa thuận tỷ lệ kỳ hạn và bất cứ hợp đồng phái sinh nào liên quan đến chứng khoán, tiền tệ, tỷ giá hay tỷ suất lợi nhuận, hay các công cụ phái sinh khác, các chỉ số tài chính hay đơn vị đo lường tài chính mà có thể thanh toán bằng tiền hay vật chất;

    (5) Quyền chọn, công cụ tương lai, hợp đồng hoán đổi, thỏa thuận tỷ lệ kỳ hạn và bất cứ hợp đồng phái sinh nào liên quan đến hàng hóa mà phải được thanh toán bằng tiền mặt hay có thể thanh toán bằng tiền mặt theo lựa chọn của một trong các bên (chứ không phải bởi nguyên nhân mất khả năng thanh toán hay sự kiện làm chấm dứt hợp đồng)

    (6) Quyền chọn, công cụ tương lai, hợp đồng hoán đổi, thỏa thuận tỷ lệ kỳ hạn và bất cứ hợp đồng phái sinh nào liên quan đến hàng hóa có thể thanh toán một cách vật chất với điều kiện các công cụ này được giao dịch trên thị trường có quản lý và/hoặc MTF;

    (7) Quyền chọn, công cụ tương lai, hợp đồng hoán đổi, thỏa thuận tỷ lệ kỳ hạn và bất cứ hợp đồng phái sinh nào liên quan đến hàng hóa, có thể thanh toán dưới hình thức vật chất - chứ không theo các cách đề cập tại C.6 và không cho mục đích thương mại – mà có đặc điểm của các công cụ tài chính phái sinh khác, được bù trừ/thanh toán qua các trung tâm bù trừ được công nhận và được điều chỉnh bởi quy định về margin calls;

    (8) Các công cụ phái sinh để chuyển đổi rủi ro tín dụng;

    (9) Các hợp đồng tài chính về chênh lệch; (Financial contracts for differences)

    (10) Quyền chọn, công cụ tương lai, hợp đồng hoán đổi, thỏa thuận tỷ lệ kỳ hạn và bất cứ hợp đồng phái sinh nào liên quan đến cước phí vận tải, phí khí thải, tỷ lệ lạm phát hay các thông số thống kê kinh tế chính thức mà phải thanh toán bằng tiền mặt hay có thể thanh toán bằng tiền mặt theo yêu cầu của một trong các bên (chứ không phải bởi nguyên nhân mất khả năng thanh toán hay sự kiện làm chấm dứt hợp đồng); cũng như các hợp đồng công cụ phái sinh khác liên quan đến tài sản, quyền, nghĩa vụ, chỉ số và đơn vị đo lường không quy định trong Phần này, có đặc điểm của các công cụ tài chính phái sinh khác, khi các công cụ này được giao dịch trên thị trường có quản lý hay MTF, được bù trừ và thanh toán qua tổ chức bù trừ được công nhận hay được điều chỉnh bởi margin calls.

    2.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản

    2.4. Kinh nghiệm của Hàn Quốc

    2.5. Kinh nghiệm của Indonesia

    Kinh nghiệm của Pháp
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...