Thạc Sĩ Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của các nhà phân phối bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Na

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Thị trường bán lẻ của Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng, có sức mua lớn và hấp dẫn nhất trên thế giới đối với các nhà phân phối bán lẻ trong và ngoài nước. Đặc biệt, sau khi mở cửa thị trường và tuân thủ những quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với lĩnh vực kinh doanh phân phối bán lẻ thì các hàng rào bảo hộ đối với các doanh nghiệp nước ngoài đã được gỡ bỏ và tiến đến tự do hóa thương mại. Điều này càng tăng thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước.

    Những thương hiệu như: Best Buy, Big C, Metro Cash & Carry, Parkson, Lotte đã được người tiêu dùng Việt Nam biết đến bên cạnh những tên tuổi trong nước khác như: Sai Gon Co-op Mart, Happro Mart, Vinatext, VNF1 Hầu hết các thương hiệu bán lẻ nước ngoài này đều đã có những thành công vang rội tại các thị trường Mỹ, Pháp, Châu Âu, Châu Á với bề dày kinh nghiệm về quản lý và tiềm lực tài chính hùng mạnh. Trong khi đó, vị trí của các nhà bán lẻ trong nước đối với người tiêu dùng Việt Nam còn rất khiêm tốn bởi lẽ trình độ quản lý việc kinh doanh bán lẻ và tiềm lực về vốn còn nhiều lạc hậu và yếu kém. Quản lý chuỗi cung ứng là một khái niệm vẫn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các nhà bán lẻ trong nước nói riêng, nhưng đã có rất nhiều bài học thành công từ một số nhà phân phối bán lẻ hàng đầu thế giới để lại. Nếu như nhắc đến Wal-Mart, Dell hay E-Mart thì người ta thường biết đến câu chuyện thành công của các nhà bán lẻ này là nhờ họ quản lý tốt chuỗi cung ứng của mình. Chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp này được xây dựng và phối hợp nhuần nhuyễn với chiến lược kinh doanh giúp các doanh nghiệp bán lẻ này có được nguồn cung ổn định, phân phối hiệu quả, giảm tồn kho và tiết kiệm chi phí tối đa từ đó thu hút được lượng khách hàng lớn và ngày càng mở rộng. Chính những điều này đã làm nên thành công và thương hiệu cho các doanh nghiệp này trở thành các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới.


    Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong phân phối bán lẻ như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ còn gặp nhiều thách thức bởi lẽ chúng ta vẫn còn quá non trẻ trong quản lý chưa kể đến tiềm lực tài chính yếu. Nghiên cứu cách thức quản lý chuỗi cung ứng của các nhà phân phối bán lẻ trên thế giới để rút ra những bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng cho Việt Nam là điều vô cùng cần thiết nhằm nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Chính vì vậy tác giả đã chọn nghiên cứu về: “Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của các nhà phân phối bán lẻ trên thế giới và bài học cho Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn Thạc sỹ.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Tìm ra các bài học về kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng của một số nhà bán lẻ trên thế giới để rút ra bài học nhằm nâng hiệu quả cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường bán lẻ trong nước của các nhà bán lẻ Việt Nam.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài tự xác định cho mình những nhiệm vụ sau đây:

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về chuỗi cung ứng và quản lý chuỗi cung ứng.

    - Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chuỗi cung ứng tại một số

    doanh nghiệp phân phối bán lẻ hàng đầu thế giới.

    - Tìm hiểu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý chuỗi cung ứng nói chung của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam và rút ra các bài học về quản lý chuỗi cung ứng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: cơ sở lý luận về quản lý chuỗi cung ứng và thực tiễn quản lý chuỗi cung ứng của một số nhà phân phối bán lẻ trên thế giới và thực trạng chuỗi cung ứng trong phân phối bán lẻ của Việt Nam;
    - Phạm vi nghiên cứu: trên thế giới có rất nhiều các doanh nghiệp phân phối bán lẻ thành công về quản lý chuỗi cung ứng. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, người viết xin tập trung nghiên cứu 3 doanh nghiệp phân phối bán lẻ đại diện: Wal-Mart (Mỹ), Dell (Mỹ), E-Mart (Hàn Quốc) bởi lẽ những nhà bán lẻ này có thể có những bài học kinh nghiệm có thể đúc rút ra cho thực tế của Việt Nam. Thời gian nghiên cứu tập trung từ năm 2000 đến nay.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu cụ thể sử dụng trong đề tài bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp thống kê.

    6. Bố cục của đề tài:

    Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3 phần nội dung chính sau:

    Chương 1: Cơ sở lý luận về phân phối bán lẻ và quản lý chuỗi cung ứng

    Chương 2: Thực trạng quản lý chuỗi cung ứng tại một số doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu thế giới

    Chương 3: Các bài học rút ra cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam về quản lý chuỗi cung ứng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...